backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Trẻ sinh mổ bị khò khè: Hé lộ nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 28/03/2023

    Trẻ sinh mổ bị khò khè: Hé lộ nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

    Nếu so với trẻ sinh thường, các bé sinh mổ thường sẽ có khởi đầu kém thuận lợi hơn. Minh chứng điển hình và phổ biến nhất là trẻ sinh mổ hay bị khò khè.

    Nhắc đến thở khò khè, hầu hết chúng ta đều nghĩ đây là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, viêm phổi hay viêm phế quản. Thế nhưng, ở trẻ sinh mổ, tình trạng thở khò khè lại rất thường gặp. Trẻ sinh mổ bị khò khè có phải là do trẻ mắc các bệnh về hô hấp? Trẻ sinh mổ bị khò khè bao lâu thì hết và mẹ phải làm gì? Tất cả những băn khoăn này của bạn sẽ được Hello Bacsi giải đáp thông qua những chia sẻ dưới đây.

    Dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thở khò khè

    Khò khè là tiếng thở bất thường có âm sắc trầm, giống như tiếng ngáy hoặc tiếng huýt sáo nhưng nghe có phần lạ, không đều, phát ra từ lồng ngực khi trẻ đang ngủ hoặc thở. Đa phần, âm thanh thường không lớn nên ba mẹ chỉ có thể nghe thấy khi áp sát tai vào ngực, miệng hoặc mũi của bé. Nếu tình trạng nặng hơn, tiếng thở của trẻ có thể kéo dài, nặng nhọc, thậm chí còn kèm theo tiếng rít.

    Tại sao trẻ sinh mổ hay bị khò khè?

    Trẻ sinh mổ bị khò khè có thể là do những nguyên nhân đơn giản như bé đang học cách phối hợp giữa nuốt và thở nên đôi lúc sữa, nước bọt hoặc chất nhầy lọt vào khí quản và tạo thành âm thành khò khè khi thở. Ngoài ra, trẻ sinh mổ hay bị khò khè cũng có thể là do:

    Phổi còn sót dịch ối có thể khiến trẻ sinh mổ bị khò khè

    Rất thường gặp ở trẻ sinh mổ dưới 3 tháng tuổi. Nguyên nhân là do khi sinh mổ, phổi của bé không được các cơ ở thành âm đạo và xương chậu của mẹ ép chặt để đẩy hết nước ối ra ngoài. Hậu quả là dù dịch ối được hút ngay sau khi chào đời thì vẫn còn có thể sót lại, khiến trẻ bị khò khè.

    Nếu trẻ sinh mổ bị khò khè do nguyên nhân này, bạn sẽ thấy bé hay bị nôn trớ nhiều, trong bãi nôn có lẫn dịch nhầy do dịch ối đang được tống hết ra ngoài. Đa phần, tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi con được 3 tháng tuổi.

    Hệ miễn dịch hoàn thiện chậm

    Nếu trẻ sinh thường chỉ mất 10 ngày để kích hoạt hoạt động của hệ miễn dịch thì trẻ sinh mổ lại mất đến 6 tháng do:

    • Trẻ sinh mổ không nhận được lợi khuẩn có trong đường sinh tự nhiên của mẹ, khiến lợi khuẩn chậm khu trú trong đường ruột.
    • Sinh mổ bắt con làm trì hoãn việc tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé do mẹ phải nằm trong phòng hậu phẫu để chăm sóc đặc biệt. Tiếp xúc da kề da ngay sau khi sinh sẽ giúp truyền các vi sinh vật có lợi sang cho bé, đồng thời giúp bé điều hòa thân nhiệt.
    • Chậm bú mẹ do sữa mẹ chậm về, do mẹ phải nằm phải cách ly trong phòng hậu phẫu lâu hoặc do mẹ cần thời gian hồi phục sau ca phẫu thuật.

    Việc hệ miễn dịch kém phát triển khiến trẻ sinh mổ dễ mắc các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa và nhiễm virus.Theo kết quả thu được từ việc phân tích và tổng hợp dữ liệu của hơn 7,17 triệu ca sinh thì nguy cơ này vẫn cao đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi.13

    Nếu trẻ sinh mổ bị thở khò khè đi kèm với các triệu chứng như:

    • Sốt
    • Nghẹt mũi, chảy nước mũi
    • Ho có đờm
    • Đỏ mắt, chảy nước mắt
    • Bú ít hay bỏ bú, quấy khóc

    Nhiều khả năng là do trẻ bị viêm đường hô hấp dưới. Đối với trường hợp này, trẻ có thể bị khò khè từ 5 – 7 ngày.

    Chẩn đoán trẻ sinh mổ bị khò khè như thế nào?

    Trẻ sinh mổ bị khò khè không hiếm gặp. Nếu bạn thấy bé vẫn hô hấp bình thường, da hồng hào, bú tốt, ngủ ngon… thì không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, do đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về hô hấp nên tốt nhất bạn vẫn nên đưa bé đi khám. Để xác định nguyên nhân bé bị khò khè, bác sĩ có thể chỉ định một trong các xét nghiệm sau:

    • Chụp X-quang phổi: Xác định tình trạng phổi, phổi bị tồn dịch hay còn có tổn thương nào khác.
    • Xét nghiệm máu: Xác định xem ngoài những nguyên nhân nêu trên thì bé có bị nhiễm trùng hay không.
    • Đo nồng độ oxy trong máu: Xác định các bệnh lý nghiêm trọng như suy hô hấp nặng, nhiễm trùng huyết, bệnh tim bẩm sinh…

     Mách mẹ các cách hỗ trợ trẻ sinh mổ hết khò khè

    giúp trẻ sinh mổ hết thở khò khè

    1. Cho bé bú mẹ để nhanh chóng hoàn thiện hệ miễn dịch

    Qua trao đổi cùng Giáo sư Barbara Marriage – chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa với 40 năm kinh nghiệm – về sự khác biệt trong dinh dưỡng dành riêng cho trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường, Tiến sĩ Barbara Marriage cho biết:

    Sự khác biệt trong nhu cầu dinh dưỡng dành cho trẻ sinh mổ có thể là do sự mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột hoặc do rối loạn hệ khuẩn ruột. Trẻ sinh mổ có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch cao gấp 1.5 lần và có nguy cơ mắc bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp gấp 1.3 lần so với trẻ sinh thường. Do đó, trẻ sinh mổ cần được tăng cường bảo vệ. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng bổ sung thêm nhiều loại HMOs với hàm lượng cao sẽ có lợi cho trẻ sinh mổ. 14,15

    Tiến sĩ Barbara Marriage

    Sữa mẹ không chỉ giàu dưỡng chất mà còn chứa nhiều kháng thể tốt cho hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, nhất là các bé sinh mổ. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều dưỡng chất giúp nuôi dưỡng trẻ khỏe mạnh, lớn nhanh như lactose, chất béo, HMOs, chất đạm, nucleotides, các loại vitamin và lợi khuẩn. 4,5

    2. Rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý

    Ngoài việc cho bé bú mẹ để hoàn thiện hệ miễn dịch, mẹ có thể giúp trẻ tống hết đờm, nhớt ra ngoài bằng cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé:

    • Đặt trẻ nằm ngửa, nhỏ 1-2 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, sau đó lật bé nằm sấp xuống đùi mẹ (đầu thấp hơn mông). Một tay bạn đỡ đầu bé, tay kia khum lại vỗ nhẹ và đều vào mông và lưng để trẻ nôn và tống hết dịch đờm ra ngoài.
    • Nếu bé không ói ra được dịch đờm, bạn hãy đặt trẻ nằm nghiêng, 1 tay giữ đầu, 1 tay đeo gạc rơ lưỡi, đưa ngón tay vào trong má bé ngoáy nhẹ.

    Trong 6 tháng đầu, bạn cần cho bé bú nhiều, thường xuyên cho bé trở mình và vỗ nhẹ vào lưng để máu lưu thông đến phổi tốt hơn, đồng thời giúp long đờm và thải ra ngoài dễ dàng.

    Nếu trẻ thở khò khè đi kèm với các triệu chứng như thở nhanh (hơn 60 nhịp mỗi phút), da xanh, tím tái, lồng ngực co rút, lừ đừ, ngủ mê, sốt cao liên tục 3 ngày… thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

    3. Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ

    Để tránh trẻ sinh mổ bị khò khè không dứt thì việc giữ vệ sinh môi trường sống là cực kỳ quan trọng. Mẹ cần:

    • Giữ ấm cho bé, cho bé nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa
    • Giữ bé tránh xa khói bụi, thuốc lá, nơi đông người
    • Giặt quần áo của bé với xà bông dành riêng cho trẻ nhỏ
    • Chú ý vệ sinh chăn, drap, gối, đệm, màn cửa… thường xuyên để tránh bụi bẩn, nấm mốc.

    Chăm sóc trẻ sinh mổ là hành trình khó khăn, đòi hỏi mẹ luôn phải cập nhật kiến thức thường xuyên trong quá trình con lớn. Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm một vài thông tin hữu ích để có thể chăm sóc trẻ toàn diện nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 28/03/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo