backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Đường thốt nốt có tốt không? 9 lợi ích của đường thốt nốt

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 30/08/2023

Đường thốt nốt có tốt không? 9 lợi ích của đường thốt nốt

Đường thốt nốt khá phổ biến trong các cửa hàng và siêu thị tiện lợi. Thế nhưng bạn đã biết hết các lợi ích của đường thốt nốt chưa?

Nhiều người sử dụng đường thốt nốt để thay thế đường trắng tinh luyện khi chế biến đồ ăn, thức uống. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ công dụng của đường thốt nốt cũng như ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe thế nào.

Đường thốt nốt là gì?

Đường thốt nốt là sản phẩm được chế biến từ dịch nhị hoa cây thốt nốt. Thốt nốt có vị ngọt, thơm dễ chịu và có cảm giác thanh mát hơn đường mía và đường củ cải. Sau khi thốt nốt được lấy phần dịch, nông dân sẽ tiến hành nấu đường như sau

  • Bước 1: Đổ phần dịch hoa vào một chảo lớn để đun lên cho tới khi nó cô đặc, sền sệt, nhớ dùng đũa quấy đều
  • Bước 2: Đổ phần đường đó vào chiếc chảo mới để đun dưới lửa liu riu cho tới khi chuyển thành hạt đường vàng
  • Bước 3: Cho đường vào khuôn
  • Bước 4: Dùng lá thốt nốt bọc lại phần đường trên

Đường thốt nốt có thể sử dụng để chế biến các món chè, pha trà, để nấu ăn hoặc trực tiếp như chè thốt nốt, bánh bò thốt nốt.

9 tác dụng của đường thốt nốt đối với sức khỏe 

Lượng khoáng chất trong đường thốt nốt cao gấp 60 lần so với đường trắng thông thường. Những khoáng chất tiêu biểu bao gồm kali, phốt pho, kẽm, sắt, đồng, magie, mangan, sucrose, fructose, glucose,vitamin nhóm B, năng lượng… Vậy cụ thể đường thốt nốt có tác dụng gì?

1. Tốt cho da và hệ miễn dịch

Đường thốt nốt có tác dụng gì? Vì đường thốt nốt chứa các chất chống oxy hóa nên việc tiêu thụ đường thốt nốt thường xuyên sẽ giúp cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể. Đường thốt nốt giúp ngừa các gốc tự do là nguyên nhân gây ra lão hóa da, đồng thời giúp thanh lọc máu và do đó cũng sẽ làm đẹp da.

2. Người bị tiểu đường có thể dùng được

Đường thốt nốt có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với đường trắng và mật ong. Do đó đường thốt nốt không làm tăng lượng đường trong máu cho người dùng. Tuy nhiên nguyên liệu này không phải là đường ăn kiêng nên bạn cũng chỉ nên dùng ở chừng mực.

3. Tác dụng của đường thốt nốt: Đường thốt nốt tốt cho tiêu hóa

Đường thốt nốt có chứa một loại chất xơ gọi là inulin. Loại chất xơ này có thể giúp kiểm soát vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa tốt và cải thiện tốc độ hấp thu khoáng chất cho cơ thể.

4. Đường thốt nốt giúp ngừa bệnh thiếu máu

thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm
Đường thốt nốt có tốt không? Có, tốt cho máu và hồng cầu

Đường thốt nốt chứa các vitamin nhóm B và giàu chất sắt nên có thể khắc phục bệnh thiếu máu. Người bị thiếu máu hoặc phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên dùng đường thốt nốt làm nguyên liệu chế biến món ăn.

5. Giảm tình trạng đau nửa đầu

Người nhức đầu thường xuyên ăn đường thốt nốt có tốt không? Câu trả lời là có! Với khả năng tăng cường lưu thông máu, loại đường này có thể giúp bạn làm dịu cơn đau nửa. Chỉ cần tiêu thụ khoảng 20gr đường thốt nốt là bạn sẽ cảm thấy chứng đau nửa đầu thuyên giảm.

>> Đọc thêm: 6 tác dụng của mận hậu tăng cường sức khỏe

6. Công dụng của đường thốt nốt: Ngừa táo bón

Bởi đường thốt nốt có khả năng làm sạch ruột hiệu quả bằng cách kích hoạt các enzym tiêu hóa nên nó cũng được dùng vào việc ngừa táo bón. Hơn nữa, tác dụng của đường thốt nốt còn là đảo thải độc tố khỏi cơ thể và làm sạch gan.

7. Giúp xương cứng cáp hơn

đường thốt nốt cải thiện sức khỏe và xương khớp
Đường thốt nốt có tốt không? Có, tốt cho xương khớp

Một công dụng khác của đường thốt nốt là củng cố hệ thống xương và mô của trẻ em khỏe mạnh. Mangan trong đường thốt nốt giúp hỗ trợ sức khỏe của xương và giảm nguy cơ loãng xương.

8. Mang lại nhiều công dụng đối với trẻ em

Hệ miễn dịch của của trẻ còn yếu nên thường xuyên gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Trong khi đó, đường thốt nốt có lợi ích đáng kể với sức khỏe của bé như tăng cường miễn dịch, ngừa thiếu máu trẻ em, giúp xương chắc khỏe, thải độc gan, chống táo bón…

>> Đọc ngay: Ăn thô là gì? Có nên áp dụng ăn thô lâu dài không?

9. Trị cảm, ho

Đường thốt nốt có tác dụng gì trong những bài thuốc trị ho dân gian? Thực tế, bạn sẽ thấy cơn ho giảm dần nếu uống mộc cốc trà gừng nóng pha với đường thốt nốt. Hoạt chất trong gừng và đường thốt nốt có khả năng làm ấm cơ thể. Nhờ vậy, loại đường này được tận dụng trong nhiều bài thuốc trị ho dân gian.

Rủi ro khi ăn nhiều đường thốt nốt

Tăng lượng đường trong máu

Tương tự như các loại đường khác, đường thốt nốt có thành phần chủ yếu là đường sucrose, chất tạo ngọt làm tăng lượng insulin trong máu. Do đó, nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thêm đường thốt nốt vào chế độ ăn uống của mình.

Tăng nguy cơ béo phì

Mặc dù đường thốt nốt nhiều dinh dưỡng và ngọt thanh, nhưng đây vẫn là đường. Trong khi cơ thể tiêu thụ lượng đường lớn có thể dẫn đến nạp quá nhiều calo và tăng cân.

Ảnh hưởng sức khoẻ đường ruột

Hiện nay, thị trường có hàng loạt sản phẩm đường thốt nốt khác nhau. Bạn cần lựa chọn được loại đường được sản phẩm đúng quy trình đạt chuẩn, để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm, các bệnh đường ruột.

Cách nhận biết đường thốt nốt nguyên chất

Để phân biệt đường thốt nốt nguyên chất và đường có pha tạp chất, bạn hãy dựa vào những đặc điểm sau:

  • Đường nguyên chất sẽ có mùi thơm của thốt nốt và mùi hơi khét do ngào
  • Sản phẩm giả có tinh thể ánh lên nếu quan sát kỹ, còn đường thốt nốt thật không có
  • Khi dùng thìa cạo thì đường thật sẽ dễ bị cạo thành bột mịn, không lợn cợn tinh thể
  • Đường thật có độ ngọt dễ chịu và đôi khi hơi chua. Đường giả sẽ có vị ngọt gắt và không chua

Đường thốt nốt là loại đường có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Do đó bạn có thể cân nhắc dùng nguyên liệu này thay thế đường trắng cho việc nấu ăn hằng ngày với một mức độ vừa đủ để đảm bảo lợi ích tốt nhất nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 30/08/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo