Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi lớp màng quanh khớp gối trở nên dày và viêm. Tình trạng viêm mãn tính tạo tác động tiêu cực trực tiếp đến sụn, gây đau và cứng khớp.
Viêm khớp sau chấn thương

Một ca chấn thương đầu gối nghiêm trọng cũng có nguy cơ gây viêm khớp. Đoạn xương quanh đầu gối gãy hoặc dây chằng rách ảnh hưởng đáng kể đến phần sụn khớp gối.
Khi nào bạn cần đến phẫu thuật thay khớp gối?
Phẫu thuật đầu gối có thể phù hợp với những người đáp ứng một hoặc nhiều yếu tố dưới đây:
- Đau đầu gối hoặc cứng khớp nghiêm trọng. Không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như đi bộ, leo cầu thang, lên xuống xe, đứng dậy khỏi ghế…
- Cơn đau ở đầu gối không quá nghiêm trọng nhưng kéo dài liên tục, kể cả trong thời gian nghỉ ngơi hay ngủ.
- Viêm đầu gối mãn tính. Tình trạng sưng không cải thiện sau khi dùng thuốc hoặc nghỉ ngơi.
- Khớp gối biến dạng.
- Trầm cảm. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc không thể thực hiện các hoạt động thường ngày.
Ngoài ra, nếu những biện pháp điều trị đau đầu gối đã được áp dụng từ trước không hiệu quả, lúc bấy giờ, phẫu thuật có thể là lựa chọn tốt nhất.
Các loại phẫu thuật thay khớp gối
Thay khớp gối bao gồm hai loại thủ thuật là:
Thay toàn bộ khớp gối
Người thực hiện loại phẫu thuật này thường cần thay cả hai bên khớp gối. Đây cũng là loại thủ thuật phổ biến nhất.
Thời gian mổ kéo dài 1–3 giờ. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau và di chuyển tốt hơn. Tuy nhiên, ca mổ có để lại sẹo, gây khó khăn cho việc di chuyển và uốn cong đầu gối.
Thay một phần khớp gối
Loại phẫu thuật này áp dụng cho những người chỉ cần thay thế một bên khớp gối. Số lượng xương loại bỏ ít hơn đồng nghĩa với việc vết mổ nhỏ hơn. Bên cạnh đó, quá trình phục hồi chức năng sau ca mổ cũng đơn giản hơn. Rủi ro biến chứng như mất máu, nhiễm trùng hay đông máu cũng ít xảy ra. Bạn sẽ sớm được phép xuất viện và hồi phục nhanh chóng.
Tuy nhiên, hiệu quả của loại thủ thuật này sẽ không kéo dài lâu như phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối.
Bạn có thể muốn đọc thêm: Nhiễm trùng vết thương là gì?
Chuẩn bị phẫu thuật thay khớp gối

Các chuyên gia đánh giá thay khớp gối là một dạng thủ thuật chuyên sâu. Do đó, trước ngày ấn định phẫu thuật một tháng, họ sẽ bắt đầu tư vấn y tế cũng như đánh giá thể chất của người bệnh.
Các xét nghiệm chuẩn bị và chẩn đoán sẽ bao gồm kiểm tra máu, xét nghiệm máu đông, thực hiện điện tâm đồ (ECG) và xét nghiệm nước tiểu.
Phẫu thuật thường được thực hiện gây mê toàn thân, cột sống hoặc gây tê ngoài màng cứng.
Phục hồi sau ca mổ
Sau khi phẫu thuật thành công, bạn sẽ cần ở lại bệnh viện từ 1–3 ngày để bác sĩ có thể theo dõi liệu bạn có hồi phục như dự kiến và đáp ứng tốt với liệu trình phục hồi chức năng.
Một ngày sau ca mổ, nhân viên y tế sẽ giúp bạn đứng dậy và cố gắng di chuyển. Bạn có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ đi lại.
Mục đích của các bài tập vật lý trị liệu là củng cố sức khỏe đầu gối. Điều này có thể gây đau đớn, nhưng chúng sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng xảy ra.
Phục hồi tại nhà
Theo thống kê từ các chuyên gia, thời gian trung bình để bạn hồi phục hoàn toàn sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp gối là ba tháng. Trong suốt khoảng thời gian này, bạn nên chăm chỉ tập vật lý trị liệu.
Ngoài ra, bạn có thể lái xe sau 4–6 tuần. Thời gian trở lại làm việc có thể kéo dài thêm hai tuần sau đó.
Điều quan trọng là bạn cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ, y tá cũng như chuyên gia vật lý trị liệu. Họ có thể yêu cầu bạn:
- Bổ sung sắt để hỗ trợ chữa lành vết thương và tăng cường sức mạnh cơ bắp.
- Hạn chế cúi người xuống hoặc nâng vật nặng, ít nhất là trong vài tuần đầu.
- Không đứng yên trong thời gian dài, vì mắt cá chân có thể sưng lên.
- Sử dụng nạng, gậy đi bộ hoặc xe tập đi cho đến khi đầu gối đủ khỏe để đỡ trọng lượng cơ thể.
- Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn.
- Thực hiện các bài tập được khuyến nghị.
- Nâng chân có đầu gối được phẫu thuật lên vị trí cao khi ngồi.
- Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng bằng cách tránh để vết mổ tiếp xúc với nước.
- Theo dõi thể trạng liên tục để sớm phát hiện bất kỳ triệu chứng nhiễm trùng, huyết khối (máu đông) hoặc thuyên tắc mạch phổi.
- Cẩn thận khi di chuyển, tránh té ngã.

Một số mẹo nhỏ sau đây có thể giúp ích cho bạn:
- Đảm bảo trong nhà có lan can an toàn
- Sử dụng ghế đẩu vững chắc khi tắm
- Ngủ ở lầu dưới
- Loại bỏ những vật dụng trong nhà có thể khiến bạn té ngã, chẳng hạn như thảm trơn
Những người đã thực hiện phẫu thuật thay khớp gối vẫn có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao với cường độ thấp hoặc vừa phải, chẳng hạn như:
Bên cạnh đó, họ nên tránh các môn thể thao mang tính cạnh tranh khốc liệt, ví dụ như bóng đá, để phòng ngừa áp lực nặng đè lên phần khớp gối mới.
Mặc dù hầu hết người bệnh đều có thể bắt đầu hoạt động bình thường sau sáu tuần kể từ ngày phẫu thuật, một số người rơi vào trường hợp hy hữu có thể kéo dài quá trình hồi phục. Tình trạng đau và sưng có nguy cơ âm ỷ đến ba tháng. Trong khi đó, mô sẹo và cơ vẫn cần được điều trị y tế trong hai năm.
Biến chứng của phẫu thuật thay khớp gối
Tuy trường hợp biến chứng sau phẫu thuật thay khớp gối xảy ra rất thấp, nhưng chúng vẫn có một tỷ lệ nhất định. Các rủi ro có thể là:
- Nhiễm trùng
- Huyết khối xuất hiện ở chân hoặc phổi
- Gãy xương
- Tổn thương đến dây thần kinh
- Tình trạng đau và cứng khớp gối vẫn tiếp tục diễn ra
- Phản ứng dị ứng với khớp gối nhân tạo
- Cử động ở đầu gối bị hạn chế bởi mô sẹo
- Trật khớp ngoài đầu gối
- Dây chằng chịu tổn thương
- Xuất huyết
Bạn cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc đông máu. Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm:
- Sốt
- Khu vực phẫu thuật sưng đỏ, rát, chảy mủ
- Đau nhức đầu gối.
Mặt khác, nếu tình trạng đau, sưng đỏ hoặc nhức xảy ra ở phần dưới đầu gối, bắp chân, mắt cá chân hay bàn chân, điều này có nghĩa là có một cục máu đông xuất hiện ở chân. Trong khi đó, khó thở và tức ngực có thể cảnh báo về sự hiện diện của huyết khối trong phổi.