backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Căng đau cơ bụng phải làm sao? Tìm nguyên nhân để trị

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh · Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 17/04/2023

Căng đau cơ bụng phải làm sao? Tìm nguyên nhân để trị

Hiện tượng đau cơ bụng sau khi tập thể dục có thể do căng cơ bụng quá mức. Ngoài sử dụng quá mức cơ bụng khiến chúng bị căng đau, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này. Nếu bạn muốn khắc phục hiệu quả, quan trọng nhất là phải xác định đúng nguyên nhân.

Vậy bị đau căng cơ bụng là do đâu khi bị đau cơ bụng phải làm sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu chung 

Đau cơ bụng là tình trạng như thế nào? 

Cơ bụng là nhóm cơ nằm ở phía trước cơ thể, trên xương chậu và dưới xương sườn. Cơ bụng hỗ trợ cố định các cơ quan, kết hợp với cơ lưng là những nhóm cơ cốt lõi, chúng hoạt động cùng nhau giúp bạn ngồi, đứng, đi bộ,…

Đau cơ bụng xảy ra khi nhóm cơ này bị kéo căng quá mức gây đau và thậm chí là tổn thương, rách cơ. Đau do căng cơ bụng có thể xảy ra ở bất kỳ khu vực nào, cơ bụng trên, dưới hay bên trái và bên phải.  

Lưu ý: Căng cơ bụng thường gây nhầm lẫn với thoát vị bởi chúng đều có triệu chứng đau cơ bụng. Tuy nhiên, nếu bị thoát vị, bạn sẽ quan sát thấy một khối u phồng lên ở vị trí thoát vị, gây đau hoặc bỏng rát. Đồng thời thoát vị sẽ gây buồn nôn, nôn, táo bón còn căng cơ bụng thì không. 

Triệu chứng

triệu chứng căng đau cơ bụng

Những dấu hiệu xung quanh đau cơ bụng

Đau cơ bụng có thể có nhiều sắc thái khác nhau, chẳng hạn như các cơn đau đặc biệt dữ dội khi: 

  • Ho, hắt hơi hoặc khi cười. 
  • Tập luyện các động tác mạnh hoặc chạy bộ nhanh. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Việc tác động lực liên tục vào các nhóm cơ vùng bụng trong khi tập luyện dẫn đến căng cơ ngay sau khi tập.  
  • Đứng dậy sau một thời gian dài ngồi và không hoạt động. 
  • Ngoài ra, khi bị đau cơ bụng, bệnh nhân cũng gặp phải các triệu chứng khác bao gồm: 

    Căng cơ bụng có thể chồng lấp hoặc đi kèm một nguyên nhân nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn cần đi khám ngay nếu đau bụng kèm dấu hiệu:

    • Nôn hoặc đi tiêu ra máu.
    • Đau bụng xảy ra đột ngột đau như dao đâm, bụng cứng như gỗ, sốc, không thể xì hơi và bí đại tiện.
    • Đau đột ngột vùng thượng vị sau bữa ăn thịnh soạn, sốc nặng (mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt), chướng bụng, có đám bầm tím đỏ quanh rốn.
    • Đau âm ỉ vùng hố chậu phải, sốt, bạch cầu tăng, nôn, không thể xì hơi và bí đại tiện.

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân gây đau cơ bụng thường gặp là gì? 

    Căng, rách dẫn tới đau cơ bụng thường gặp do chấn thương hoặc vận động quá mức, chẳng hạn như: 

    • Tai nạn, ngã xe gây chấn thương. 
    • Hắt hơi hoặc ho nhiều gây đau cơ bụng (mạn tính). 
    • Tập thể dục cường độ cao hoặc quá mức. 
    • Nâng vật nặng. 
    • Tập luyện thể dục, thể thao chưa đúng kỹ thuật. 
    • Xoay mình hay vặn người đột ngột. 

    Ai cũng có nguy cơ bị căng cơ bụng gây đau. Tuy vậy, có một số yếu tố nguy cơ khiến tình trạng này dễ xảy ra hơn. Đó là:

    • vận động viên các môn thể thao như quần vợt hay bóng đá đòi hỏi phải vươn tay nhiều và di chuyển người sang hai bên sẽ có nguy cơ cao hơn. 
    • tập bụng mà không khởi động trước cũng có thể dẫn đến căng cơ bụng.
    • Tập bụng không thường xuyên, tập ngắt quãng cũng có thể khiến bạn bị đau do cơ bụng chưa thích nghi với lực ép từ các bài tập.
    • Thiếu nước: Khi tập chúng ta sẽ ra mồ hôi và mất điện giải khiến axit lactic chuyển hóa kém đi, tích tụ lại ở cơ bắp gây đau.

    Phần lớn những cơn đau cơ bụng nhẹ sẽ biến mất sau 1 – 2 ngày nghỉ ngơi hoặc tập nhẹ. Trường hợp cơn đau nặng hơn và kéo dài dai dẳng thì bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ y tế để kịp thời phục hồi.

    Chẩn đoán và điều trị 

    Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau cơ bụng? 

    chẩn đoán đau cơ bụng

    Để đánh giá các tình trạng đau ở vùng bụng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số bài kiểm tra đơn giản như đứng lên ngồi xuống.

    Bên cạnh đó, chụp X-quang có thể cần thiết để xác định nguyên nhân gây đau cơ bụng. 

    Điều trị đau cơ bụng như thế nào? 

    Hầu hết các trường hợp căng cơ bụng sẽ tự thuyên giảm sau vài tuần nghỉ ngơi mà không cần can thiệp điều trị. Điều trị nhằm làm giảm triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn và nhanh chóng phục hồi chức năng của các nhóm cơ bụng.

    Chăm sóc giảm đau cơ bụng tại nhà

    Chườm lạnh lên bụng 20 phút mỗi lần, cách nhau 3-4 giờ. Áp dụng biện pháp này trong vòng 72 giờ đầu sau khi tập luyện hoặc chấn thương.

    Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp trước khi định vận động nhiều. Không chườm đá trực tiếp lên da và không chườm quá 20 phút mỗi lần.

    Tiếp theo đó chườm ấm xen kẽ chườm lạnh (hay còn gọi là trị liệu nhiệt). Bạn nên chườm ấm 10-15 phút trước khi tập thể dục để giúp giãn cơ. Bạn lưu ý không trị liệu bằng nhiệt khi có dấu hiệu sưng tấy.

    Mang áo nịt bụng để hỗ trợ các cơ bụng và giảm thiểu sưng tấy nhưng không nên mang quá thường xuyên. Bởi vì, áp lực từ đai nịt bụng khiến thức ăn chứa trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa. Áp lực này cũng sẽ làm gan, lá lách, thận bị tổn thương. Đặc biệt, cấu trúc xương sườn bị biến dạng, siết chặt phổi và làm cho thể tích khoang bụng bị thu hẹp, cản trở quá trình hô hấp.

    Dùng thuốc giảm đau

    Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen có thể được dùng để làm dịu cơn đau do căng cơ bụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc và không nên dùng quá 10 ngày.

    Vật lý trị liệu

    Bác sĩ và các chuyên viên vật lý trị liệu có thể giúp bạn lên kế hoạch để lấy lại sức mạnh và độ linh hoạt của cơ bụng nếu cần thiết.

    Xoa bóp bấm huyệt

    Áp dụng các động tác xoa, miết, vuốt lên các nhóm cơ bụng

    Phòng ngừa 

    phòng ngừa đau cơ bụng

    Có thể phòng ngừa đau cơ bụng bằng cách nào? 

    Bạn hãy để cơ bụng có thời gian nghỉ ngơi sau khi hoạt động cao độ như sau khi tập gập bụng. Điều này sẽ giúp cơ được thư giãn trở lại, tránh tình trạng căng cơ quá mức. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau: 

    • Tránh nâng vật nặng hoặc chỉ nâng khi có sự hỗ trợ phù hợp.
    • Hãy thử tập pilates, yoga hoặc các bài tập khác để thường xuyên kéo căng cơ bụng.
    • Tăng cường các bài tập bụng bằng cách plank và các bài tập khác có tác dụng đến các nhóm cơ chính.
    • Làm nóng và giãn cơ trước các bài tập.
    • Tránh tập quá nặng.
    • Tập đúng kỹ thuật.

    Trên đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng đi kèm và cách xử lý căng cơ bụng quá mức gây đau cơ bụng. Hi vọng chúng hữu ích cho bạn!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ - Giảng viên Nguyễn Hữu Đức Minh

    Chỉnh hình · Phòng khám DayCare - DayCare Clinic&Spa


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 17/04/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo