Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Sụn chêm là một lớp đệm giữa xương đùi và xương chày, để bảo vệ các đầu xương không bị cọ sát và mài mòn. Mỗi khớp gối thường có hai sụn chêm.
Các sụn chêm này có thể bị tổn thương hoặc rách khi bạn xoay đầu gối hoặc thực hiện các động tác gây áp lực lên nó, chẳng hạn như đứng dậy quá nhanh từ tư thế ngồi xổm có thể gây rách sụn chêm.
Khi bị rách sụn chêm, bạn có thể nghe thấy một tiếng “nổ” xung quanh khớp gối. Ngoài ra, bạn có thể mắc các triệu chứng sau:
Ngoài ra, bạn có thể cảm giác tình trạng trượt hoặc bật trong đầu gối. Đây là một dấu hiệu cho thấy một phần sụn chêm đã lỏng và đang chặn khớp gối.
Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất kì triệu chứng nào ở trên hoặc các triệu chứng này kéo dài hơn một vài ngày hay xuất hiện sau khi đầu gối bị tổn thương.
Đi cấp cứu ngay lập tức nếu đầu gối cứng hoặc không thể co lại sau khi duỗi thẳng.
Bạn có thể bị rách sụn chêm khớp gối nếu thực hiện các hoạt động tác động trực tiếp lên đầu gối hoặc xoay đầu gối. Ngoài ra, ngồi xổm sâu hoặc nâng vật nặng cũng có thể gây rách sụn chêm khớp gối.
Một số môn thể thao có thể làm bạn tăng nguy cơ bị rách sụn chêm khớp gối như:
Theo các chuyên gia, rách sụn chêm khớp gối phổ biến ở trẻ em và người trên 30 tuổi. Sụn thường yếu dần theo thời gian, do đó những người có sụn chêm yếu sẽ dễ bị chấn thương hơn khi ngồi xổm hoặc nâng vật nặng. Bên cạnh đó, nếu mắc bệnh viêm xương khớp, bạn cũng có nguy cơ cao hơn bị rách sụn chêm. Đối với người lớn tuổi bị rách sụn chêm, nguyên nhân có thể do thoái hóa.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khám sức khỏe
Sau khi bạn thảo luận về các triệu chứng với bác sĩ, họ sẽ kiểm tra đầu gối và phạm vi chuyển động của nó. Họ sẽ quan sát kỹ vào vị trí của sụn dọc theo khớp.
Bác sĩ cũng có thể thực hiện nghiệm pháp McMurray để tìm kiếm vết rách sụn chêm. Trong nghiệm pháp này, bác sĩ sẽ uốn cong đầu gối của bạn, sau đó duỗi thẳng và xoay nó. Bạn có thể nghe thấy một tiếng “nổ” nhẹ trong bài kiểm tra này. Điều này có thể xác định tình trạng rách sụn chêm gối.
Xét nghiệm hình ảnh
Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm hình ảnh để xác nhận tình trạng rách sụn chêm khớp gối, bao gồm:
X-quang đầu gối
Mặc dù xét nghiệm này không giúp xác định rách sụn chêm khớp gối, nhưng có thể giúp bác sĩ phát hiện các nguyên nhân khác gây đau đầu gối, như viêm xương khớp.
MRI
MRI giúp bác sĩ quan sát thấy sụn và dây chằng đầu gối để xác định xem bạn có bị rách sụn chêm không. Tuy nhiên, độ chính xác của MRI trong chẩn đoán rách sụn chêm chỉ 77%.
Đôi khi rách sụn chêm có thể không xuất hiện trên MRI vì chúng có thể gần giống với những thay đổi do thoái hóa hoặc lão hóa. Ngoài ra, một số cấu trúc xung quanh đầu gối gần giống với rách sụn chêm nên bác sĩ thường khó chẩn đoán chính xác tình trạng này.
Siêu âm
Siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định bất kỳ tình trạng sụn lỏng trong đầu gối.
Nội soi khớp
Nội soi khớp có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân đau đầu gối. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thông qua nội soi khớp. Đối với phương pháp này, người bệnh có thể về nhà ngay trong ngày.
Ban đầu, bác sĩ sẽ điều trị chấn thương đầu gối bằng các biện pháp bảo tồn bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá lạnh, băng và nâng cao chân:
Bạn cũng có thể dùng thuốc như ibuprofen, aspirin hoặc bất kỳ loại thuốc chống viêm không steroid nào khác (NSAIDs) để giảm đau và sưng quanh đầu gối.
Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để tăng cường cơ bắp xung quanh đầu gối. Vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau, tăng khả năng vận động và ổn định đầu gối của bạn. Chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể sử dụng các kỹ thuật massage để giảm sưng và cứng khớp.
Nếu đầu gối không đáp ứng với các phương pháp điều trị ở trên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nội soi. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể về cách chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật này, bao gồm:
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tình trạng sức khỏe nào có thể ngăn bạn phẫu thuật, bao gồm:
Sau phẫu thuật, bạn có thể mất một khoảng thời gian để phục hồi. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu tham gia các bài tập vật lý trị liệu vài ngày sau phẫu thuật.
Nếu thủ thuật của bạn liên quan đến sửa chữa sụn chêm gối, thời gian phục hồi là khoảng 6 tuần. Bạn sẽ được đeo nẹp đầu gối hoặc nạng trong thời gian này.
Bạn có thể ngăn ngừa rách sụn chêm khớp gối bằng cách thường xuyên thực hiện các bài tập tăng cường cơ bắp chân. Điều này sẽ giúp ổn định khớp gối và bảo vệ nó khỏi chấn thương.
Bạn cũng có thể sử dụng đồ bảo hộ trong khi chơi thể thao hoặc nẹp để hỗ trợ đầu gối trong các hoạt động có thể làm tăng nguy cơ chấn thương.
Bạn nên lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp hoặc tránh tham gia các hoạt động có thể gây áp lực lên khớp gối. Một số mẹo có thể giúp bạn tránh chấn thương khi chơi thể thao như:
Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Meniscus Tear of the Knee. https://www.healthline.com/health/meniscus-tears. Ngày truy cập 16/09/2019
Meniscus Tear of the Knee. https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/meniscus-tear-injury#1. Ngày truy cập 16/09/2019
Meniscus Tear of the Knee. https://www.medicinenet.com/torn_meniscus/article.htm. Ngày truy cập 16/09/2019