backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

4 nguyên nhân gây chảy máu cam khi ngủ và cách kiểm soát hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 30/05/2022

    4 nguyên nhân gây chảy máu cam khi ngủ và cách kiểm soát hiệu quả

    Chảy máu cam khi ngủ thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam khi ngủ là do thói quen ngoáy mũi hoặc khô niêm mạc mũi.

    Nhưng nếu bạn bị chảy máu mũi khi ngủ thường xuyên, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân chảy máu cam khi ngủ và cách kiểm soát vấn đề đang ngủ chảy máu cam hiệu quả.

    Nguyên nhân chảy máu cam khi ngủ

    Thức khuya có bị chảy máu cam không? Đang ngủ bị chảy máu cam là bệnh gì? Có nhiều nguyên nhân có thể gây chảy máu cam khi ngủ, điển hình như:

    Chảy máu cam khi ngủ do đâu? Khô mũi

    Đang ngủ chảy máu cam do đâu? Chảy máu cam khi ngủ có thể do khô mũi. Khi niêm mạc mũi của bạn bị khô, nó sẽ bị kích thích và chảy máu. Một số nguyên nhân có thể làm khô mũi của bạn khiến bạn ngủ dậy chảy máu mũi, chẳng hạn như chế độ ăn uống thiếu chất hoặc nhiệt độ không khí thấp.

    Trong trường hợp ngủ dậy bị chảy máu mũi do khô mũi, bạn nên:

    • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm, đặc biệt là vào những ngày trời lạnh. Điều này sẽ giúp tăng độ ẩm không khí trong phòng bạn.
    • Sử dụng nước muối xịt mũi trước khi đi ngủ để giữ ẩm cho mũi.
    • Thoa một lớp mỏng vaseline hoặc thuốc mỡ kháng sinh như neosporin vào bên trong mũi bằng tăm bông.

    Chảy máu cam ban đêm do ngoáy mũi

    Ngoáy mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu cam khi ngủ. Móng tay của bạn có thể làm xước thành mạch máu mỏng manh nằm ngay dưới bề mặt mũi, gây chảy máu cam ban đêm.

    Để tránh việc ngoáy mũi dẫn đến chảy máu cam khi ngủ, bạn nên:

    • Đặt khăn giấy gần giường để xì mũi thay vì ngoáy mũi.
    • Nếu bạn hay ngoáy mũi trong khi ngủ, hãy đeo găng tay để tránh việc đưa ngón tay vào mũi.
    • Rửa tay sau mỗi lần ngoáy mũi. Việc phải ra khỏi giường nhiều lần sẽ buộc bạn phải chú ý đến thói quen này. Đồng thời, nếu bạn tiếp tục ngoáy mũi sau khi rửa tay, ngón tay của bạn cũng sạch sẽ và ít có khả năng đưa vi khuẩn vào hơn.
    • Cắt móng tay để giảm nguy cơ làm tổn thương mạch máu trong mũi.

    Đang ngủ bị chảy máu cam là bệnh gì? Dị ứng

    Dị ứng có thể khiến bạn bị sụt sịt, hắt hơichảy nước mắt. Điều này có thể khiến bạn bị chảy máu cam khi ngủ, điển hình như các trường hợp sau:

    • Khi mũi bị ngứa, việc gãi mũi có thể làm tổn thương các mạch máu gây chảy máu mũi khi ngủ.
    • Xì mũi liên tục có thể làm vỡ các mạch máu bên trong khiến bạn ngủ dậy chảy máu mũi.
    • Thuốc xịt mũi steroid và các loại thuốc khác dùng để điều trị các triệu chứng của dị ứng có thể làm mũi bạn bị khô và làm bạn ngủ dậy bị chảy máu mũi.

    Trong các trường hợp chảy máu cam khi ngủ như vậy, bạn nên:

    • Xì mũi một cách nhẹ nhàng. Không nên xì mũi quá mạnh làm ảnh hưởng đến phần bên trong mũi.
    • Sử dụng khăn giấy chứa chất dưỡng ẩm để xì mũi.
    • Tham khảo ý kiến bác sĩ để xem có thuốc điều trị thay thế thuốc xịt mũi steroid không. Ví dụ: Thuốc xịt mũi bằng nước muối cũng có thể giúp hết nghẹt mũi mà không làm cho mũi bị khô.
    • Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, nấm mốc hoặc lông thú cưng.
    • Trao đổi với bác sĩ về các phương pháp phòng ngừa dị ứng.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Chảy máu cam thường xuyên: Dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

    Đang ngủ bị chảy máu cam là bệnh gì? Nhiễm trùng

    Viêm xoang, cảm lạnhcác bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu. Xì mũi quá thường xuyên khi bị nhiễm trùng cũng có thể gây chảy máu mũi khi ngủ hoặc chảy máu cam ban đêm.

    Các dấu hiệu khác cho thấy bạn bị nhiễm trùng bao gồm:

  • Nghẹt mũi
  • Hắt hơi
  • Ho
  • Đau họng
  • Sốt
  • Nhức mỏi
  • Ớn lạnh
  • Trong trường hợp đang ngủ chảy máu cam này, bạn nên:

    • Sử dụng nước muối xịt mũi hoặc dùng hơi nước nóng để giảm tình trạng nghẹt mũi
    • Uống nhiều nước để làm lỏng chất nhầy trong mũi và ngực
    • Nghỉ ngơi tại chỗ
    • Nếu bạn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, bạn có thể phải dùng thuốc kháng sinh để chữa trị.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Nhận biết nguyên nhân chảy máu cam để phòng ngừa

    Mẹo kiểm soát chảy máu cam khi đi ngủ

    Mẹo kiểm soát chảy máu cam khi đi ngủ

    Ngủ dậy bị chảy máu mũi phải làm sao? Theo Healthline, để cầm máu khi ngủ dậy chảy máu mũi, bạn thực hiện theo các bước sau:

    • Ngồi hoặc đứng, hơi nghiêng đầu về phía trước. Không ngửa đầu vì điều này sẽ khiến máu chảy xuống cổ họng
    • Sử dụng khăn giấy hoặc vải, ấn nhẹ lỗ mũi trong 5 đến 15 phút
    • Bạn cũng có thể đặt một túi nước đá trên sống mũi để cầm máu nhanh hơn
    • Sau 15 phút, lấy khăn ra để xem còn chảy máu không. Nếu máu vẫn chảy, hãy lặp lại các bước như trên.

    Nếu tình trạng chảy máu cam kéo dài quá 30 phút hoặc bạn không thể cầm máu, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức. Nếu máu đã cầm, bạn cần ngồi nghỉ tại chỗ trong vài tiếng. Bạn cũng có thể bôi vaseline hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào trong mũi bằng tăm bông để làm ẩm và giúp mau lành vết thương hơn.

    Khi nào nên đi khám bác sĩ?

    Thông thường, các trường hợp chảy máu cam khi ngủ đều không quá nghiêm trọng. Do đó, bạn không cần phải đến bác sĩ thăm khám. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu cam khi ngủ này xảy ra thường xuyên, bạn cần đến bệnh viện ngay.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần đi khám bác sĩ nếu:

    • Chảy máu nhiều hoặc không thể cầm máu trong vòng 30 phút
    • Xanh xao, chóng mặt hoặc mệt mỏi khi chảy máu mũi
    • Chảy máu cam xuất hiện sau một chấn thương hoặc phẫu thuật
    • Có các triệu chứng khác đi kèm, chẳng hạn như đau ngực
    • Khó thở khi bị chảy máu mũi

    Trường hợp chảy máu cam khi ngủ do giãn mao mạch xuất huyết di truyền (HHT) là rất hiếm. Những người bị giãn mao mạch xuất huyết di truyền thường chảy máu nhiều và nghiêm trọng. Một dấu hiệu khác của tình trạng này là những đốm đỏ trên mặt hoặc tay. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

    >>> Bạn có thể xem thêm: Những mẹo vặt chữa chảy máu cam an toàn hiệu quả bạn nên biết

    Dung Nguyễn / HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Dung Nguyễn · Ngày cập nhật: 30/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo