backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Thận nằm ở đâu? Vị trí của thận trên cơ thể và chức năng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 09/09/2022

    Thận nằm ở đâu? Vị trí của thận trên cơ thể và chức năng

    Thận là một trong các cơ quan bài tiết quan trọng nhất nhưng không phải ai cũng biết rõ vị trí của thận nằm ở đâu trên cơ thể. Hiểu rõ về vị trí, cấu tạo và chức năng của thận sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe thận tốt hơn.

    Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về cơ quan thận qua những thông tin sau đây nhé! 

    Vị trí của thận trên cơ thể 

    Thận là hai cơ quan hình hạt đậu, màu đỏ nâu, mỗi quả thận có kích thước to khoảng bằng nắm bàn tay. Vị trí của thận là nằm ở khoang bụng sau phúc mạc, trong góc hợp bởi xương sườn XI và cột sống thắt lưng, nằm ngay phía trước cơ thắt lưng, ngang đốt sống thắt lưng L3. Thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2cm. Vị trí của thận có thể nằm khác nhau ở mỗi cá thể. 

    vị trí của thận trên cơ thể

    Bạn có thể quan tâm đến các cơ quan khác của cơ thể, hãy xem thêm bài viết: Trái tim nằm ở đâu? Các bệnh về tim và làm sao giữ tim khỏe mạnh

    Thận được cấu tạo như thế nào?

    Mỗi quả thận có chiều dài khoảng 12cm, chiều rộng 6cm và bề dày khoảng 3cm. Mỗi thận gồm có: 

    • Hai mặt: mặt sau phẳng và mặt trước lồi. 
    • Hai bờ: bờ ngoài lồi, bờ tông lồi phần trên và phần dưới, phần giữ bờ trong lõm sâu được gọi là rốn thận. Rốn thận là vị trí của thận cho động mạch vào và tĩnh mạch, niệu quản ra khỏi thận. 
    • Hai đầu: trên và dưới.

    Nếu cắt dọc quả thận, bạn sẽ thấy cấu tạo của nó được chia thành 2 vùng, bên ngoài sẫm màu được gọi là vỏ thận, bên trong có màu sáng hơn là vùng tủy thận. Trong vùng tủy thận sẽ có từ 10-18 tháp thận. Đây là các cấu trúc hình nón có mặt đáy hướng về vỏ thận và đỉnh hướng về bể thận. Chúng có cấu trúc như thế là do các ống thận và mạch máu liên kết chảy qua thận hình thành. 

    Vùng vỏ thận được cấu tạo các nhu mô thận. Nhu mô thận được cấu tạo chủ yếu bởi những đơn vị chức năng gọi là nephron. Mỗi nephron gồm một tiểu thể thận và một hệ thống ống sinh niệu. Trong đó, hệ thống ống sinh niệu gồm: các tiểu quản lượn, ống lượn gần, ống lượn xa, ống thu thập và quai Henle.

    Chức năng của thận 

    Sau khi nắm được vị trí của thận và cấu tạo cơ bản của cơ quan này, bạn có thể dễ dàng hình dung chức năng của thận. Thận đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, chẳng hạn như: 

    • Lọc máu và loại bỏ chất thải, chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể là chức năng chính của thận. Mỗi ngày, thận khỏe mạnh có thể lọc được khoảng nửa cốc nước mỗi phút. Thận sẽ lọc các chất thải và chỉ giữ lại các tế bào máu và protein. 
    • Bài tiết nước tiểu. Khi máu đi vào động mạch thận đến cầu thận thì thành mỏng của cầu thận sẽ cho phép các phân tử nhỏ như nitơ, creatinin và axit theo nước đi ra ngoài. Sau đó một lần nữa hệ thống ống dẫn sẽ tái hấp thu nước cùng các khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nước tiểu chính thức sẽ đi theo ống niệu quản đến bàng quang và được dự trữ tại đây cho đến khi bạn đi tiểu. 
    Nhờ vào quá trình lọc máu và tái hấp thu, thận còn đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng axit cho máu, cân bằng muối, nước và các khoáng chất khác như natri, canxi, phốt pho,… Nếu không có sự cân bằng này, các dây thần kinh và mô khác trong cơ thể có thể bị rối loạn hoạt động. 
  • Vai trò nội tiết như: tiết renin giúp kiểm soát huyết áp, tiết ra erythropoietin để kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu, giữ cho xương chắc khỏe khi tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3. 
  • Các bệnh lý về thận và cách bảo vệ sức khỏe thận

    Nhiều rối loạn khác nhau trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến thận. Những tình trạng bệnh lý ở thận phổ biến bao gồm: 

    Ngoài ra, còn rất nhiều tình trạng bệnh lý liên quan đến thận khác như: nhiễm toan chuyển hóa, tăng ure huyết, hội chứng thận hư, bệnh thận do tăng huyết áp, bệnh thận do tiểu đường,…

    vị trí của thận để chăm sóc

    Làm thế nào để giữ cho thận khỏe mạnh? 

    Để bảo vệ sức khỏe của thận, quan trọng nhất là bạn cần khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về thận bằng cách: 

    • Bỏ hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc
    • Ăn ít muối
    • Uống đủ nước
    • Tăng cường vận động thường ngày.
    • Hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs). Nhóm thuốc này có thể gây tổn thương thận nếu bạn sử dụng quá nhiều
    • Duy trì cân nặng hợp lý
    • Theo dõi và kiểm soát huyết áp ổn định
    • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên nếu bạn đang bị tiểu đường

    Trên đây là những thông tin về cấu tạo, vị trí của thận cũng như chức năng của thận. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích để bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe thận và biết cách giữ cho thận luôn khỏe mạnh. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 09/09/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo