backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì mới tốt?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 13/12/2018

    Sỏi túi mật nên ăn gì, kiêng gì mới tốt?

    Để điều trị sỏi mật thành công, bạn không những phải tuân theo chỉ định của bác sĩ mà còn cần biết cách ăn uống lành mạnh. Những băn khoăn như: “Sỏi túi mật kiêng ăn gì?”, “Sỏi túi mật ăn gì?” khiến không ít người bệnh lo lắng.

    Chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả điều trị sỏi túi mật. Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe sẽ giúp ngăn ngừa sự tăng kích thước sỏi túi mật, đồng thời làm giảm các triệu chứng đầy chướng, chậm tiêu hay đau tức hạ sườn phải.

    Vậy người bị sỏi túi mật kiêng ăn gì để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng?

    Thực phẩm người bệnh sỏi túi mật nên cắt giảm

    sỏi túi mật kiêng ăn gì
    Người bị sỏi mật cần tránh thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng

    Khi mắc sỏi mật, bạn không nhất thiết phải ăn kiêng quá mức nhưng bạn nên hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm sau đây để phòng ngừa bệnh tiến triển và bảo vệ sức khỏe.

    1. Đường và tinh bột tinh chế

    Bạn nên tránh các thực phẩm nhiều đường hoặc tinh bột đã qua quá trình tinh chế vì những thực phẩm này đã mất đi các chất xơ cần thiết nên làm tăng đường. Nếu sử dụng quá nhiều nguồn thực phẩm này, đường trong máu sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật, tiểu đường.

    2. Thực phẩm giàu cholesterol

    Việc duy trì lượng cholesterol vừa phải trong cơ thể sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm có chứa cholesterol không chỉ làm tăng kích thước sỏi túi mật mà còn gây ra những cơn đau vùng mạn sườn phải. Những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol bạn nên hạn chế: lòng đỏ trứng, gan, tôm, bơ, phô mai que, thức ăn nhanh…

    3. Chất béo xấu

    Bị sỏi túi mật kiêng ăn gì? Đó là những chất béo không lành mạnh như mỡ động vật, sữa nguyên chất, phô mai, bơ… Bởi chúng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong dịch mật, từ đó làm tăng kích thước sỏi mật và kích hoạt một cơn đau túi mật, triệu chứng sỏi mật.

    Bạn cũng cần tránh chất béo chuyển hóa nhanh (chất béo xấu) có trong đồ chiên và thức ăn nhanh, nguồn thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, khoai tây chiên, xúc xích, thịt đóng hộp, thịt hun khói…

    4. Thực phẩm dễ gây kích ứng

    Các triệu chứng sỏi túi mật dường như trầm trọng hơn khi bạn tiêu thụ phải những thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc dị ứng đường tiêu hóa. Thực phẩm dễ gây tình trạng này có sữa, gluten, sò, tôm, cua, đậu phộng…

    Nếu bạn thường xuyên ăn chế độ ăn giàu chất béo, cần chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 lần trong ngày thay vì chỉ 3 bữa để tránh ăn quá no. Bởi hệ tiêu hóa và đường mật hấp thu chất béo quá tải sẽ khiến túi mật co bóp mạnh gây đau bụng mật và tiêu chảy.

    Việc cắt giảm các nhóm thực phẩm trên không chỉ giúp bạn ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng quát. Điều này không có nghĩa là bạn phải ăn kiêng kham khổ, các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe người bị sỏi mật cũng rất phong phú.

    Thực phẩm người bệnh sỏi túi mật nên ăn

    sỏi túi mật kiêng ăn gì
    Người bệnh sỏi túi mật nên ăn nhiều rau xanh ngăn ngừa sỏi phát triển.

    Người bị sỏi túi mật ăn gì mới tốt? Không có một quy tắc chung về chế độ ăn uống cho tất cả những người mắc bệnh sỏi mật, nhưng bạn có thể tăng cường các nhóm thực phẩm sau đây để nâng cao hiệu quả điều trị.

    1. Chất đạm

    Bạn nên ưu tiên nguồn protein có nguồn gốc từ thực vật như đậu, giá đỗ hoặc cá thay vì sử dụng protein có trong thịt, trứng, sữa…

    2. Chất xơ

    Người bệnh sỏi túi mật nên ăn từ 7 – 10 phần rau và trái cây mỗi ngày, một phần tương đương với 80g. Bạn hãy ưu tiên chất xơ hòa tan giúp tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa, phòng táo bón, tiêu chảy và làm chậm hấp thu chất béo sau khi ăn.

    Khi bổ sung chất xơ, bạn nên lưu ý những điều sau đây:

    • Khẩu phần hợp lý: Bạn nên ăn nhiều rau củ vào ba bữa ăn trong ngày cũng như bổ sung thêm trái cây vào bữa sáng và bữa phụ.

    • Hàm lượng chất xơ cao: Bạn hãy chọn các loại rau giàu chất xơ như cải bó xôi, bông cải xanh, đập bắp, đậu lăng… Ngoài ra, bạn nên ăn thêm cam, bưởi, mâm xôi, dâu tây, quýt vì những loại trái cây này cũng chứa lượng chất xơ hòa tan rất dồi dào.

    • Các loại hạt: Nếu bạn thích ăn vặt, đừng chọn bánh kẹo ngọt mà nên ăn hạt hướng dương, hạt bí hay tốt hơn là các loại quả hạch như hạt điều, hồ đào, hạnh nhân…

    3. Chất béo tốt

    Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất béo tốt với lượng vừa phải sẽ giúp duy trì sức khỏe túi mật. Chất béo tốt là những chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu hạt cải, quả bơ, hạt điều, hồ đào…

    Khi chiên xào, bạn nên sử dụng dầu dừa, dầu lạc thay cho mỡ động vật. Dù sử dụng loại dầu nào, bạn cũng chỉ nên sử dụng khoảng 1 – 2 muỗng cà phê dầu mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung chất béo tốt có trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu…

    4. Thực phẩm chứa lecithin

    Lecithin là một thành phần quan trọng trong dịch mật, giúp phân hủy chất béo và cholesterol. Hàm lượng lecithin thấp trong dịch mật có thể thúc đẩy sự hình thành sỏi mật cholesterol. Bạn có thể tăng cường lecithin bằng cách bổ sung những thực phẩm họ đậu, kiều mạch, mầm lúa mì…

    5. Thảo dược

    Bên cạnh việc hình thành thói quen ăn uống khoa học, bạn có thể sử dụng giải pháp hỗ trợ với 8 thảo dược truyền thống như Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Hoàng bá, Sài hồ và Chỉ xác. Đây được xem là khắc tinh của bệnh sỏi mật nhờ tác động toàn diện lên hệ thống gan mật, làm mềm sạn sỏi và bào mòn sỏi; đồng thời giúp giảm các triệu chứng đau bụng, chậm tiêu do sỏi mật gây ra. Tại Việt Nam, nhiều người đã tìm đến các loại thảo dược quý trị sỏi mật trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang.

    Là một trong những người bị sỏi mật đã cải thiện sức khỏe khi dùng Kim Đởm Khang, ông Đào Quốc Bảo (Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Cùng với thực phẩm chức năng, tôi kết hợp với chế độ ăn uống và vận động nên mới không bị tái phát”.  

    Khi chia sẻ bí quyết bài sỏi túi mật 4,5 mm với Kim Đởm Khang (*), ông Bảo cho biết 2 – 3 năm nay ông vẫn duy trì sức khỏe tốt. Thế mới biết, ý thức tự điều chỉnh lối sống bắt đầu từ chế độ ăn uống hàng ngày có vai trò quan trọng đến thế nào. Nếu đã biết bị sỏi túi mật ăn gì, kiêng gì thì bạn nên cố gắng duy trì thực đơn lành mạnh này hàng ngày để điều trị bệnh hiệu quả hơn.

    (*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

    Thảo Viên HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 13/12/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo