backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Huyết áp 140 90 có phải uống thuốc không?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương · Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

Huyết áp 140 90 có phải uống thuốc không?

Bạn nhận được chỉ số huyết áp khi đo là 140 và 90 mmHg? Bạn không biết huyết áp này là cao hay thấp? Bạn quan tâm huyết áp 140/90 mmHg có phải uống thuốc không hay huyết áp 140 mmHg có phải uống thuốc không? Tìm hiểu ngay cùng Hello Bacsi!

140/90 mmHg là huyết áp gì?

Khi đo huyết áp, người ta thường dùng 2 chỉ số là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau) ví dụ như 120/80 mmHg. Tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Con số đo huyết áp thường nghe thấy là 140 – 90, hay đầy đủ và chính xác nhất phải là huyết áp 140/90 mmHg được xếp vào tăng huyết áp độ 1 theo tiêu chuẩn chẩn đoán tại Việt Nam. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc, kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc, để điều trị huyết áp cao.

Huyết áp 140/90 mmHg có phải uống thuốc không? Khi nào nên sử dụng thuốc tăng huyết áp?

Huyết áp 140 90 là gì

Huyết áp 140/90 mmHg có phải uống thuốc hay không hay huyết áp 140/80 mmHg có cần uống thuốc hạ áp hay chưa thì còn tùy thuộc vào từng trường hợp và sẽ do bác sĩ quyết định. Cơ sở khi nào nên sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp căn cứ vào chỉ số huyết áp, các bệnh lý đi kèm cũng như những nguy cơ phát triển các biến cố tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ) trong tương lai.

Nguy cơ mắc các biến cố tim mạch của một người bị tăng huyết áp sẽ cao hơn nếu như có kèm theo một hoặc nhiều yếu tố dưới đây:

  • Tuổi càng lớn
  • Là nam giới
  • Thừa cân
  • Hút thuốc
  • Mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
  • Mỡ máu cao hay hội chứng chuyển hóa
  • Có tiền sử gia đình bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ sớm: cha hoặc anh/em trai dưới 55 tuổi hay mẹ hoặc chị/em gái dưới 65 tuổi. 

Bác sĩ sẽ thực hiện đo huyết áp, xét nghiệm máu và nước tiểu, đồng thời khai thác tiền sử bệnh để xác định nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch khác của bạn, từ đó quyết định huyết áp 140/90 mmHg có cần uống thuốc hay không. Cụ thể từng trường hợp như sau:

  • Với người dưới 80 tuổi có chỉ số huyết áp luôn cao hơn 140/90 mmHg (hoặc 135/85 mmHg khi tự đo tại nhà) hoặc người từ 80 tuổi trở lên có chỉ số huyết áp 150/90 mmHg (hoặc 145/85 mmHg khi tự đo tại nhà) nhưng nguy cơ tim mạch khác thấp: Bạn cần thay đổi lối sống và các biện pháp không dùng thuốc trước. Tuy nhiên, một số bác sĩ vẫn sẽ cân nhắc việc kê đơn thuốc hạ áp sớm nếu tiên đoán các biện pháp này khó đem lại hiệu quả nhanh chóng.
  • Với người có chỉ số huyết áp luôn trên 140/90 mmHg (hoặc 135/85 mmHg khi tự đo tại nhà) và có nguy cơ mắc các vấn đề khác cao: Lúc này, huyết áp 140/90 mmHg có phải uống thuốc không thì câu trả lời là và cần phải kết hợp với việc thay đổi lối sống.

Thuốc huyết áp được sử dụng như thế nào?

Bạn nên thăm khám và hỏi bác sĩ xem huyết áp 140/90 mmHg có phải uống thuốc không để được tư vấn và kê đơn thuốc cụ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn với liều thấp ban đầu. Sau một thời gian, người bệnh sẽ được đánh giá lại khả năng kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu hay chưa. Nếu thuốc chưa đủ hiệu quả hoặc người bệnh gặp phải các tác dụng phụ, bác sĩ có thể điều chỉnh lại liều dùng sao cho phù hợp hoặc xem xét thay đổi nhóm thuốc khác.

Đôi khi, bệnh nhân cần dùng kết hợp một số thuốc huyết áp với nhau. Có thể cần thử nghiệm một thời gian để tìm ra phác đồ phù hợp.

Hầu hết người bệnh bị tăng huyết áp cần phải uống thuốc suốt đời. Bạn phải hiểu rằng đây là bệnh lý mạn tính. Ngay cả khi chỉ số huyết áp đã ổn định về mức bình thường, người bệnh vẫn phải duy trì uống thuốc để giữ huyết áp luôn nằm trong khoảng mục tiêu và đồng thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe tim mạch có thể xảy ra trong tương lai.

Bên cạnh đó, bạn nên biết cách tự theo dõi huyết áp tại nhà và báo ngay cho bác sĩ biết nếu chỉ số huyết áp tăng cao bất thường hoặc bạn có triệu chứng đau đầu, hoa mắt hay chóng mặt. Bác sĩ sẽ xem xét tình trạng, tìm nguyên nhân huyết áp tăng cao đột ngột và điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Đừng bao giờ tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Bạn có thể quan tâm:

sử dụng thuốc huyết áp

Hiểu huyết áp 140/90 có phải uống thuốc không để chủ động thực hiện thay đổi lối sống trong điều trị tăng huyết áp

Dù huyết áp 140/90 mmHg có phải uống thuốc hay không thì việc thay đổi lối sống luôn luôn cần thiết và đạt hiệu quả nhất định nếu tuân thủ đúng. Những thay đổi đơn giản trong lối sống có thể giúp điều hòa chỉ số huyết áp ở mức ổn định. Bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên chi tiết để bạn áp dụng những biện pháp này vào sinh hoạt thường ngày. Những điều dưới đây có thể giúp giảm chỉ số huyết áp của bạn trong vòng vài tuần hoặc lâu hơn chỉ cần bạn kiên nhẫn. Hãy cố gắng:

  • Giảm lượng muối ăn xuống dưới 6 gam mỗi ngày, tương đương 1 thìa cà phê
  • Ăn theo một chế độ dinh dưỡng cân bằng với ít chất béo và thực phẩm chế biến sẵn; tăng cường nhiều trái cây và rau quả tươi, duy trì ít nhất 2 bữa ăn có cá mỗi tuần
  • Có tác phong năng động hơn, tập thể dục mỗi ngày tối thiểu 30 phút
  • Giảm rượu bia tiêu thụ, không quá 2 ly (hoặc 2 lon) với nam giới và không quá 1 ly (hoặc 1 lon) với nữ giới mỗi ngày
  • Giảm cân nếu thừa cân
  • Hạn chế cà phê, trà, nước ngọt có gas hay các loại nước uống tăng lực
  • Ngừng hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
  • Như vậy, huyết áp 140/90 mmHg có phải uống thuốc không sẽ phụ thuộc vào các nguy cơ tim mạch của từng người có thể mắc phải và do bác sĩ quyết định. Khi đo được chỉ số huyết áp này nhiều lần, bạn nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác, phát hiện các bệnh đồng mắc tiềm ẩn và có phương án điều trị phù hợp nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Ngô Võ Ngọc Hương

    Tim mạch · Bệnh viện Nhân dân 115


    Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 2 tuần trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo