backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Vì sao bạn chỉ bị đánh trống ngực vào ban đêm?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thu Anh Nguyen · Ngày cập nhật: 08/07/2020

    Vì sao bạn chỉ bị đánh trống ngực vào ban đêm?

    Đánh trống ngực là một trải nghiệm không hề dễ chịu. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy trong lồng ngực như có tiếng trống đập thình thịch. Nhiều người bị đánh trống ngực sau khi ăn, cũng có người chỉ bị đánh trống ngực vào ban đêm.

    Tình trạng nhịp tim nhanh một cách bất thường này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Tập thể dục quá sức, mang thai, cao huyết áp, thuốc điều trị hen suyễn… là những yếu tố khiến tim bạn đập nhanh hơn mức bình thường.

    Trường hợp bạn bị đánh trống ngực kèm theo khó thở, đổ mồ hôi lạnh, đau thắt ngực thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

    Tại sao có người chỉ bị đánh trống ngực vào ban đêm?

    Thực tế, nhiều người không có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch vẫn gặp tình trạng đánh trống ngực vào ban đêm. Quá trình nhịp tim bị rối loạn này xảy ra khá đột ngột. Cảm giác tiếng đập thình thịch không chỉ ở ngực mà còn có thể xuất hiện ở cổ, vùng đầu sau.

    Người có thói quen nằm nghiêng khi ngủ sẽ thường dễ bị rối loạn nhịp tim hơn, do sự uốn cong và áp lực tích tụ bên trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn không cần phải lo lắng vì tình trạng đánh trống ngực có thể điều trị dứt điểm.

    Một yếu tố khác cần được xem xét là có thể nhịp tim của bạn đập nhanh cả ngày, nhưng bạn cảm nhận chúng rõ ràng hơn vào ban đêm. Nguyên nhân là vì vào ban đêm, mức độ tiếng ồn thấp hơn và không gian yên tĩnh trong phòng ngủ giúp bạn có thể lắng nghe cơ thể mình.

    Nhiều người có những tư thế ngủ không tốt cho sức khỏe tim mạch như ngủ cúi đầu xuống hoặc ngủ quên dựa vào thành giường. Điều này dẫn đến sự gia tăng áp lực đến tâm nhĩ trái và khiến tim đập nhanh hơn.

    Tim đập nhanh khi ngủ

    Những triệu chứng thường gặp

    Đánh trống ngực xảy ra khá phổ biến và có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào. Những biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:

    – Nhịp tim nhanh chậm thất thường

    – Cảm giác trái tim bỏ lỡ một số nhịp đập

    – Sờ vào có cảm giác rung trong lồng ngực

    Theo WebMD, nếu thỉnh thoảng bạn bị đánh trống ngực vào ban đêm thì điều đó không đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt khi phát hiện những dấu hiệu sau đây:

    – Tim đập nhanh và kéo dài

    – Khó thở

    – Tức ngực

    – Ngất xỉu

    – Mất ý thức

    – Cảm thấy lâng lâng

    – Đổ mồ hôi lạnh

    Các yếu tố rủi ro khiến bạn bị đánh trống ngực

    Nghiên cứu cho thấy có một số yếu tố rủi ro dẫn đến sự rối loạn nhịp tim vào ban đêm, bao gồm:

    – Thiếu máu, huyết áp thấp, bệnh tuyến giáp, tụt đường trong máu

    – Lạm dụng caffeine, nicotine, thuốc không kê đơn có chứa pseudoephedrine

    – Bệnh trầm cảm

    – Thiếu ngủ

    – Sốt cao

    – Căng thẳng, lo lắng kéo dài

    – Tập thể dục cường độ cao

    – Thay đổi nội tiết tố do mang thai, mãn kinh

    Chẩn đoán

    Các kỹ thuật chẩn đoán tình trạng đánh trống ngực vào bao đêm tương tự như khi chẩn đoán chứng rối loạn nhịp tim. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá tiền sử bệnh của bạn và gia đình. Sau đó, bạn sẽ được thực hiện các bài kiểm tra thể chất song song với các kỹ thuật kiểm tra tim mạch, bao gồm:

    – Đo điện tâm đồ

    – Siêu âm tim

    – Xét nghiệm máu

    – Xét nghiệm gắng sức

    Thông qua các kỹ thuật chẩn đoán, bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần tiến hành các xét nghiệm xâm lấn hơn hay không.

    Chẩn đoán đánh trống ngực

    Đánh trống ngực có thể tiềm ẩn vấn đề tim mạch nghiêm trọng

    Trong một số trường hợp hiếm gặp, chứng đánh trống ngực vào ban đêm là dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tim mạch. Các vấn đề thường gặp bao gồm:

    – Cường giáp

    Rối loạn nhịp tim

    – Đau tim

    – Suy tim

    Viêm cơ tim

    – Vấn đề về van tim

    Điều trị và phòng ngừa đánh trống ngực vào ban đêm

    Chứng đánh trống ngực có xu hướng biến mất sau vài giây nên không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chẩn đoán bạn có những vấn đề tiềm ẩn về tim, bạn cần đến bệnh viện để được chữa trị.

    Cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa đánh trống ngực là tránh nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn, nếu bạn là người nghiện thuốc lá, nghiện rượu thì hãy cắt bỏ chúng. Để xác định nguyên nhân gây đánh trống ngực, bạn có thể tự trả lời những câu hỏi sau đây:

    – Tình trạng tim đập nhanh xảy ra vào lúc nào trong đêm?

    – Cảm giác đó kéo dài trong bao lâu?

    – Cảm giác của bạn trước và sau tình trạng đánh trống ngực là gì?

    – Bạn có đang quá lo lắng về một thứ gì đó?

    – Bạn có các hành vi bất thường nào trước khi đi ngủ hay không?

    Việc bạn cần làm là tự trả lời tất cả câu hỏi trên, sau đó liên hệ với bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp ngăn ngừa tái phát.

    Mặc dù tình trạng đánh trống ngực vào ban đêm thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, bạn cần chú ý nếu nó có xu hướng tái diễn. Bạn cần liên hệ với chuyên gia tim mạch sớm nhất có thể để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

    Nguyễn Anh Thư / HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thu Anh Nguyen · Ngày cập nhật: 08/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo