backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Ăn gì để tăng bạch cầu theo lời khuyên của chuyên gia y tế?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 26/06/2023

    Ăn gì để tăng bạch cầu theo lời khuyên của chuyên gia y tế?

    Ăn gì để tăng bạch cầu rất quan trọng đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, đặc biệt là bệnh nhân ung thư máu đang trong quá trình điều trị. Số lượng bạch cầu thấp khiến khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút và làm bạn dễ bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm kí sinh trùng. Vậy nên, ổn định lượng bạch cầu là cách để có được nền tảng thể lực tốt hơn nhằm chống lại bệnh tật.

    Mỗi thực phẩm chúng ta ăn vào giống như con dao hai lưỡi, có thể hỗ trợ điều trị bệnh nhưng cũng có thể làm xấu đi tình trạng hiện tại.

    Ăn gì để tăng bạch cầu?

    Hiện nay vẫn chưa có chế độ ăn dành riêng cho người bị thiếu bạch cầu. Chế độ dinh dưỡng của họ vẫn gồm có những nhóm thực phẩm cơ bản. Tuy nhiên, cần chọn lọc những loại có khả năng tăng cường miễn dịch và nấu nướng cẩn thận, tránh để vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Cụ thể như sau:

    Thịt, cá, trứng, đậu phụ và các loại hạt

    Khi băn khoăn bị ăn gì để tăng bạch cầu thì hãy tăng cường bổ sung thịt, cá, trứng, đậu phụ và các loại hạt. Đây là nhóm thực phẩm giàu protein rất quan trọng trong việc tổng hợp tế bào bạch cầu mới.

    Giảm bạch cầu nên ăn gì thì phải lưu ý đặc biệt đến nhóm thực phẩm này. Mỗi thực phẩm chỉ chứa một số acid amin nhất định mà cơ thể cần, vì vậy hãy ăn đa dạng món để cung cấp đủ loại acid amin.

    Bạn nên đảm bảo tất cả thực phẩm đã được nấu chín kỹ với nhiệt độ vừa phải. Nếu chưa chín, chúng có thể tiềm tàng nhiều rủi ro như vi khuẩn, nấm mốc…; còn nhiệt độ cao quá lại làm chất đạm bị phân hủy. Cần tránh thức ăn dạng tái, sống (chẳng hạn như sushi hoặc sashimi, hạt thô hoặc bơ tươi, trứng sống, trứng lòng đào, trứng bắc thảo, trứng muối hay phơi nắng…)

    Sữa và các sản phẩm từ sữa

    Khi tìm hiểu ăn gì để tăng bạch cầu, bạn nên cân nhắc đến loại thực phẩm này, vì chúng là nguồn tổng hợp dồi dào chứa bột đường, chất đạm, chất béo và vi chất. Hãy lưu ý chỉ dùng những sản phẩm đã tiệt trùng, thận trọng với phô mai vì có rất nhiều loại được làm bằng sữa chưa tiệt trùng.

    Bị giảm bạch cầu nên ăn gì? Bánh mì, ngũ cốc

    Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, ngô, lúa mì đen) và các loại củ cung cấp tinh bột cùng với chất xơ hòa tan tốt cho tim mạch. Các loại này thường đã được nấu chín nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, hãy lưu ý đến hạn sử dụng đối với bánh mì, vì chúng là tinh bột rất dễ bị lên men, tuyệt đối không ăn khi đã quá hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

    Ăn gì để tăng bạch cầu, ăn như thế nào?

    Chất béo

    Nguồn chất béo tốt là dầu oliu, bơ và cá. Nếu đang băn khoăn ăn gì tăng bạch cầu thì bạn cũng chú ý bổ sung nhóm thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.

    Hoa quả và rau

    Thực phẩm xanh giàu vitamin và khoáng chất tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch, bạn nên lưu ý nếu băn khoăn cần ăn gì để tăng bạch cầu. Trong đó, rau quả giàu kali như bầu, bí, mướp; trái cây có vỏ dày, nước ép hoa quả tiệt trùng; hạt đã nấu chín được nhiều y bác sĩ khuyên ăn nhiều hơn.

    Hãy chọn rau quả an toàn, không sử dụng thuốc tăng trưởng hay chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt. Trước khi ăn, hãy rửa chúng dưới vòi nước sạch, mạnh và rửa kỹ những nếp gấp, kẽ nhằm đảm bảo vi khuẩn, trứng giun, giun đã được loại bỏ hoàn toàn.

    Bạn nên thận trọng với các loại rau sống và trái cây được bày bán sẵn tại cửa hàng, siêu thị vì có thể trong quá trình chế biến và bảo quản không đảm bảo như tự chế biến tại nhà.

    Món tráng miệng và đồ ngọt

    Vẫn theo nguyên tắc sạch, an toàn và đã chín, vậy nên tránh các loại đồ ngọt có nhân kem tươi hay mật ong thô chưa được xử lý.

    Nước cũng rất quan trọng, bên cạnh việc ăn gì để tăng bạch cầu

    Bạn nên uống nước nhiều để giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được thuận lợi. Mỗi người cần đảm bảo nạp tối thiểu là 1.5–2 lít nước/ ngày kể cả khi không thấy khát. Tuy nhiên, ngay cả với loại đồ uống này, bạn cũng phải đảm bảo sạch sẽ, không được sử dụng nước chưa đun sôi hoặc tiệt trùng, nước giếng ngầm,… Bên cạnh đó, hãy hạn chế thức uống có chất kích thích như caffein, đồ uống có cồn.

    Ngoài ra, mỗi bệnh nhân bị giảm bạch cầu cần tránh ăn các đồ cay nóng hoặc thực phẩm cứng. Bởi vì chúng có thể làm tổn thương răng miệng, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh dễ tấn công.

    Ăn gì để tăng bạch cầu trong trường hợp đặc biệt?

    Dưới đây là một số lưu ý về việc bệnh nhân thiếu bạch cầu nên ăn gì trong các bệnh lý nghiêm trọng:

    • Bệnh nhân ung thư máu trước khi truyền hóa chất: đảm bảo lượng protein 20%; lượng đường bột 65 – 70%, chất béo nguồn gốc thực vật 15 – 20% tổng dinh dưỡng.
    • Ung thư đang hóa trị: dinh dưỡng được quyết định bởi bác sĩ, nhưng nên chọn món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu. Bạn nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, đặc biệt là khi gặp các tác dụng phụ như chán ăn, buồn nôn do truyền hóa chất; vệ sinh răng miệng hàng ngày (súc miệng nước muối ấm sau khi ăn, dùng nước ấm 50 độ để đánh răng).
    • Ung thư máu có biến chứng suy thận: Tùy vào mức độ suy thận để xây dựng chế độ ăn, đảm bảo giàu năng lượng, đủ vitamin và khoáng chất, cân bằng nước, muối, ít toan, ít phosphat, giàu canxi.

    Bệnh nhân ung thư máu ăn gì để tăng bạch cầu

    Một số lưu ý khác trong khi chế biến thực phẩm

    Việc ăn gì để tăng bạch cầu và nấu nướng như thế nào để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn phải thực hiện đồng thời. Vì vậy, ngoài những thông tin ở trên, bạn cũng nên thực hiện theo một số lời khuyên khác như:

    • Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi nấu ăn và khi ăn, nên chà tay với xà phòng tiệt trùng trong ít nhất 20 giây sau đó xả bằng nước sạch.
    • Thực phẩm cần được bảo quản lạnh ở dưới 4°C hoặc giữ nóng trên mức 60°
    • Khi rã đông thực phẩm, bạn nên để chúng xuống ngăn mát hoặc bằng lò vi sóng thay vì dưới nhiệt độ phòng. Đồ đã rã đông chỉ sử dụng một lần, không cấp đông lại.
    • Các thực phẩm dễ hư hỏng thì nên bỏ vào tủ lạnh bảo quản, nấu ngay trong vòng 2 giờ (1 giờ đối với trứng, món ăn làm từ kem và sốt mayonnaise).
    • Trước khi cắt gọt trái cây và chế biến rau củ, bạn nên chà rửa sạch dưới vòi nước, tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa hay xà phòng công nghiệp. Loại bỏ ngay những loại thực phẩm đã bị nhớt hoặc nấm mốc.
    • Vứt ngay trứng bị nứt vỏ, thức ăn có mùi lạ.
    • Dùng riêng dao, thớt, kéo, đũa, vị trí bảo quản cho món sống và món chín.
    • Nếm thức ăn bằng đồ dùng riêng.
    • Khử trùng khu vực nấu ăn trước và sau khi nấu nướng.
    • Đậy kỹ thức ăn thừa, khuấy thường xuyên khi hâm nóng.

    Bên cạnh đó, những người thiếu bạch cầu không nên đến nơi ăn uống quá đông đúc để tránh bị lây nhiễm chéo.

    Cuối cùng, khi đã chú tâm ăn gì để tăng bạch cầu mà khẩu vị lại kém, không nạp được nhiều thực phẩm thì bạn nên hỏi bác sĩ về việc bổ sung thêm acid folic, vitamin B12 và các khoáng chất tổng hợp khác. Chúng sẽ giúp ích cho việc bổ sung nguyên liệu tạo bạch cầu và cải thiện sức khỏe chung.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Lương Lan · Ngày cập nhật: 26/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo