Bệnh về máu là gì?
Máu bao gồm các tế bào máu và huyết tương. Trong đó, huyết tương chiếm hơn 50% và được tạo thành từ nước, muối và protein. Còn lại, các tế bào máu được chia thành 3 loại là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
Bệnh về máu (hay bệnh lý huyết học) là từ gọi chung cho các rối loạn/ vấn đề gây ảnh hưởng đến một hay nhiều thành phần trong máu, ngăn chặn máu thực hiện chức năng của nó. Ngoài ra, một số cơ quan và các mô tham gia quyết định chức năng của máu như tủy xương, hệ thống bạch huyết, protein đông máu, lá lách, gan và thận. Khi các mô và cơ quan này có vấn đề cũng có thể dẫn đến một số bệnh máu.
Tùy vào thành phần bị ảnh hưởng và đặc điểm sinh lý bệnh mà bệnh về máu có những tên gọi cụ thể, bao gồm:
- Thiếu máu: liên quan đến các tế bào hồng cầu khiến máu không mang đủ lượng oxy đến các cơ quan khác.
- Rối loạn tiểu cầu (tăng/ giảm tiểu cầu), đông máu quá mức, xuất huyết: ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu đông.
- Ung thư máu: gồm bệnh bạch cầu (leukemia), u lympho (lymphoma) và đa u tủy xương (myeloma).
- Rối loạn bạch cầu ái toan: vấn đề xảy ra một loại bạch cầu cụ thể.
Dấu hiệu và triệu chứng bệnh về máu

Dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến bệnh về máu xảy ra do các thành phần trong máu bị ảnh hưởng:
- Giảm số lượng tế bào hồng cầu và hemoglobin thường gây ra các triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, suy nhược, khó thở.
- Suy giảm số lượng bạch cầu hoặc protein miễn dịch có thể gây sốt và nhiễm trùng nhiều lần.
- Giảm tiểu cầu và các yếu tố đông máu gây chảy máu, xuất huyết hay bầm tím bất thường.
Khi các thành phần trong máu tăng bất thường cũng gây ra nhiều triệu chứng như: