backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hút chì da mặt có thật sự cần thiết hay đem lại hiệu quả cho da?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Le Minh Phuong · Ngày cập nhật: 10/08/2022

Hút chì da mặt có thật sự cần thiết hay đem lại hiệu quả cho da?

Hút chì da mặt được quảng bá như một biện pháp làm đẹp thần thánh cho các chị em tại các thẩm mỹ viện, spa tầm trung đến spa có tiếng. Đây được coi như một cách thải độc cho làn da, trả lại làn da vẻ trẻ trung, mịn màng và rạng rỡ của thanh xuân.

Ngành công nghiệp làm đẹp luôn là mảnh đất màu mỡ để “lôi kéo” các chị em phụ nữ nâng tiêu chuẩn làm đẹp. Do đó thông tin truyền đi nhiều khi bị “bẻ cong” để tạo nhu cầu làm đẹp. Vậy phương pháp này có bị “thổi phồng” hay không? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu thực hư về thải chì trên da mặt có tác dụng gì nhé!

Hút chì da mặt là gì?

Thải chì là gì? Hút chì da mặt (hay thải độc chì) là một liệu trình thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Quy trình này bao gồm làm sạch sâu, tẩy tế bào chết, xông hơi, sau đó thải độc bằng máy hút chì da mặt, rồi đưa tinh chất nuôi dưỡng da thẩm thấu vào bên trong.

Hút chì da mặt có tốt không? Có nên hút chì da mặt không?

Thải chì cho da mặt có tốt không? Bạn cần hiểu được bản chất của phương pháp thải độc tại các spa để tránh bị lừa dối. Việc bôi một chất không rõ nguồn gốc lên mặt, kết hợp mồ hôi, mỡ thải qua da dưới nhiệt độ tạo phản ứng hóa học, dẫn đến việc xuất hiện màu đen trên mặt. Phản ứng hóa học tạo màu này là bình thường nhưng nhiều người lầm tưởng là chì. Áp dụng cách hút chì trên da mặt hoàn toàn không có tác dụng “hút chì” như bạn tưởng. Đây chính là cách mà các cơ sở làm đẹp thiếu uy tín dùng để câu kéo khách hàng.

Vậy thải chì da mặt có tác dụng gì? Máy hút chì da mặt được được sử dụng tại các spa thực chất là các loại máy áp suất cao giúp lỗ chân lông giãn nở, đồng thời làm sạch bã nhờn và chất bẩn dưới lỗ chân lông. Về bản chất thì “thải độc chì” chỉ là tẩy tế bào chết và làm sạch sâu cho da mà thôi.

Bạn có thật sự cần hút chì da mặt?

hút chì da mặt

Thải chì có tác dụng gì? Theo các chuyên gia da liễu, chì chỉ có trong các loại mỹ phẩm rẻ tiền, kém chất lượng.  Các loại mỹ phẩm chính hãng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thường không chứa chì. Vậy nên người thường xuyên sử dụng mỹ phẩm không cần thiết phải thải độc. Chỉ trường hợp ngộ độc chì mới cần thải độc theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể tìm đến các loại dược mỹ phẩm, vì tiêu chuẩn sản xuất dược mỹ phẩm có yêu cầu khắt khe hơn rất nhiều so với sản xuất mỹ phẩm thông thường.

Nguyên nhân gây nhiễm độc chì 

Chì có ở trong môi trường ô nhiễm, khí thải từ các động cơ đốt và nhà máy, thực phẩm bẩn nuôi trồng ở nơi ô nhiễm và các loại mỹ phẩm kém chất lượng.

Chì xâm nhập vào cơ thể thông qua 3 con đường chính: hô hấp, tiêu hóa và thẩm thấu qua da – niêm mạc. Có thể các chị em sẽ cho rằng, chì sẽ lắng đọng dưới da khi thoa mỹ phẩm kém chất lượng. Nhưng sự thật là lượng chì này sẽ được hấp thu thẳng vào máu, sau đó đi đến hệ thần kinh và lâu dài tập trung ở xương. Do đó, việc hút chì da mặt là hoàn toàn không có cơ sở.

Không phải kim loại nào cũng có hại cho sức khỏe của bạn. Cơ thể cần một lượng nhỏ các kim loại như đồng và sắt để hoạt động trơn tru và khỏe mạnh. Tình trạng nhiễm độc kim loại chỉ trở nên nguy hiểm khi cơ thể hấp thụ quá liều lượng.

Viêm da do lạm dụng mỹ phẩm? Bạn có thể quan tâm: Da nhiễm corticoid: Chữa nhanh trước khi quá muộn!

Chẩn đoán nhiễm độc chì

Hút chì thải độc cho da mặt có tốt không? Xét nghiệm máu được dùng để xác định nồng độ chì trong máu. Kết hợp với chụp X-quang và sinh thiết tủy xương vì chì thường lắng đọng ở xương.

Triệu chứng nhiễm độc chì

Người bị nhiễm độc chì sẽ có các biểu hiện như:

  • Táo bón
  • Hành vi hung hăng
  • Gặp vấn đề về giấc ngủ
  • Dễ cáu gắt
  • Huyết áp cao
  • Ăn không ngon
  • Thiếu máu
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Giảm trí nhớ
  • Chậm kỹ năng phát triển ở trẻ em

Phương pháp thải độc chì

Với những trường hợp nhiễm độc nhẹ, bệnh nhân cần loại bỏ nguồn ô nhiễm. Tùy thuộc vào nguyên nhân nhiễm độc mà người bệnh có thể chuyển môi trường làm việc hoặc thay đổi chế độ ăn uống.

Bạn nên tham khảo chuyên môn của bác sĩ để có gợi ý cụ thể về cách tránh phơi nhiễm.

Với trường hợp nặng hơn, bước điều trị cơ bản là sử dụng liệu pháp chelation. Người bệnh sẽ uống hoặc tiêm thuốc để đào thải chì qua nước tiểu và phân.

Lưu ý chăm sóc để không cần “hút chì da mặt”

hút chì da mặt

Phụ nữ cần quan tâm chăm sóc làn da của mình muộn nhất là khi 26-27 tuổi để giữ được vẻ trẻ trung. Nam giới có quá trình lão hóa chậm hơn nên có thể bắt đầu chăm sóc da khi 31-32 tuổi.

Các bước chăm sóc da hằng ngày cơ bản không thể thiếu đó chính là:

  • Uống nhiều nước
  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh
  • Ngủ đủ giấc
  • Bôi kem chống nắng 2-3 tiếng/lần, trước khi ra ngoài đường 30 phút
  • Vào mùa hè, hạn chế phơi da ra nắng. Nếu phải ra ngoài, nên mặc áo chống nắng, đội mũ rộng vành, đeo kính râm để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

>>> Bạn có thể quan tâm: 5 cách làm nước detox đẹp da: Dễ làm, nhanh gọn cho da khỏe đẹp

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có góc nhìn toàn diện về phương pháp làm đẹp “hút chì da mặt” ở các thẩm mỹ viện. Từ đó có lựa chọn thông minh hơn cho túi tiền của mình cũng như chăm sóc da khỏe đẹp và rạng ngời hơn nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Le Minh Phuong · Ngày cập nhật: 10/08/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo