backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cắn móng tay bị gì? 6 tác hại của việc cắn móng tay ít ai ngờ tới

Thông tin kiểm chứng bởi: Đài Trương


Tác giả: Võ Thiên Thảo Nguyên · Ngày cập nhật: 22/01/2024

Cắn móng tay bị gì? 6 tác hại của việc cắn móng tay ít ai ngờ tới

Hành vi cắn móng tay của một người thường bắt đầu từ thuở thơ ấu và có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành. Thói quen này tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thẩm mỹ. Vậy cụ thể cắn móng tay bị gì?

Cắn móng tay là hành vi phổ biến ở nhiều người. Hiện có tới 30% dân số trên thế giới mắc phải hành vi này. Tác hại của việc cắn móng tay tác động trực tiếp đến tính thẩm mỹ và sức khỏe của người có thói quen này. Hello Bacsi mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu cụ thể cắn móng tay bị gì và làm thế nào để bỏ tật cắn móng tay.

Cắn móng tay là biểu hiện gì?

Thói quen cắn móng tay ở một người có thể bắt đầu từ tuổi thiếu niên hoặc trưởng thành – do nhiều lý do.

Cắn móng tay có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Thông thường, hành vi cắn móng tay là biểu hiện của một cơ chế đối phó với cảm giác lo lắng, buồn chán, cô đơn hoặc đói. Nhưng nó cũng thường liên quan đến các vấn đề về cảm xúc hoặc tâm lý, bao gồm:
  • Chứng lo âu
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Đái dầm
  • Rối loạn thách thức chống đối (ODD)
  • Hội chứng lo lắng vì xa cách
  • Rối loạn Tic.
Khi việc cắn móng tay trở thành bệnh lý và ngày càng nghiêm trọng sẽ hình thành hội chứng rối loạn BFRB. Những người có hành vi cắn móng tay lặp đi lặp lại do hội chứng rối loạn BFRB cũng có thể lặp đi lặp lại các hành vi khác như ngoáy da, giật tóc. 

6 tác hại của việc cắn móng tay

1. Ảnh hưởng đến răng

Thói quen cắn móng tay gây nhiều tổn hại cho răng, đặc biệt là ở những người có tiền sử niềng răng hoặc đeo hàm duy trì. Việc cắn móng tay thường xuyên sẽ gây ra nguy cơ làm mất đi công dụng của việc niềng răng. 

Thói quen cắn móng tay còn có thể khiến răng lung lay, gãy hoặc sứt mẻ và men răng có thể bị vỡ vụn.

cắn móng tay bị gì

Hành vi cắn móng tay tạo ra ma sát giữa răng và móng khiến răng bị mòn theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến răng trên và răng dưới bị lệch và các vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác về sau.

2. Ảnh hưởng đến nướu

Cắn móng tay bị gì? Thói quen cắn móng tay có thể là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh về nướu như tụt nướu, viêm nướu… Nguyên nhân là vì móng tay đưa vi khuẩn vào miệng và có thể làm hỏng hoặc nhiễm trùng mô nướu của bạn. 

Ngoài ra, hôi miệng cũng là tác hại của việc cắn móng tay vì vi trùng liên tục được đưa vào trong miệng.

3. Cắn móng tay bị gì? Nghiến răng mãn tính

Cắn móng tay có thể làm tăng khả năng phát triển thói quen nghiến răng mãn tính. Trong khi đó, nghiến răng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng khác như đau đầu, đau nhức hàm và hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ).

cắn móng tay bị gì

4. Bệnh vặt thường xuyên

Việc đưa móng tay vào miệng thường xuyên sẽ mang theo các loại vi khuẩn phổ biến như E. coli, salmonella, vi trùng gây cảm lạnh thông thường cũng như vô số vi trùng khác có thể khiến bạn bị bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý như tiêu chảy, cảm cúm, cảm lạnh… Nguy hiểm hơn, sự tích tụ vi khuẩn trong miệng do cắn móng tay có thể gia tăng theo thời gian, làm tăng nguy cơ gặp phải những tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng tiêu hóa, nhiễm trùng dạ dày.

Ngoài ra, nếu bạn sơn móng tay, hành vi cắn móng tay sẽ khiến cơ thể bạn tiếp thu các hóa chất độc hại trong nước sơn như formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate.

5. Làm tăng nguy cơ nhiễm trùng móng

Tác hại của việc cắn móng tay làm tăng nguy cơ bị xước măng rô, móng mọc ngược hoặc nhiễm trùng móng tay.

Xước măng rô

Đây là tình trạng những mảnh da nhỏ bị rách, bám sát vào móng tay và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nếu không được xử lý đúng cách. Những người hay cắn móng tay thường có xu hướng cắn đứt những vết xước, khiến vùng da hở dễ bị nhiễm trùng hơn.

Móng mọc ngược

Móng mọc dưới da gây đau đớn và cản trở đến sinh hoạt thường ngày. Mặc dù tình trạng này phổ biến hơn ở móng chân nhưng những người hay cắn móng tay cũng có cảm giác đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng khi móng mọc ngược. Khi đó, bạn cần phải điều trị ngay lập tức để ngăn ngừa các triệu chứng trầm trọng hơn.

6. Nhiễm trùng móng

Nhiễm trùng móng tay (paronychia) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương gần lớp biểu bì và gây nhiễm trùng. Cắn móng tay tạo ra các vết nứt trên da, nơi vi khuẩn có thể xâm nhập và gây đỏ, tích tụ mủ, đau và nóng ở vùng da bị nhiễm trùng. 

cắn móng tay bị gì

Nếu không được điều trị, paronychia có thể gây tổn thương móng. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, tuy hiếm gặp nhưng nhiễm trùng có thể lan đến xương bên dưới hoặc ngón tay có móng bị nhiễm trùng. Khi đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn cắt bỏ ngón tay để ngăn ngừa lây lan thêm. 

Làm thế nào để bỏ tật cắn móng tay? Một số mẹo vặt hay dành cho bạn

Biết được cắn móng tay bị gì và tác hại của việc cắn móng tay có thể giúp bạn có thêm động lực để tìm cách bỏ thói quen xấu này. Vậy làm thế nào để bỏ tật cắn móng tay? Những mẹo hay sau đây có thể hữu ích với bạn:

  • Sử dụng sơn móng tay có vị đắng: Hiện trên thị trường có nhiều loại sơn móng tay đặc biệt được thiết kế để có vị đắng nhằm giúp ngăn chặn thói quen cắn móng tay. Có nhiều sự lựa chọn an toàn cho những loại sơn móng tay này, chúng có thể chứa ít hoặc không chứa hóa chất. Bạn hãy kiểm tra thành phần và tìm loại nào bạn cảm thấy tốt nhất để sử dụng nhé!
  • Cắt móng tay thường xuyên: Nhiều người hay cắn móng tay thường bị cám dỗ bởi móng tay dài của họ ngay từ đầu. Việc cắn móng tay thường xuyên sẽ hạn chế “sự cám dỗ” này.

Cắn móng tay bị gì

  • Hình thành một thói quen lành mạnh hơn: Hầu hết việc cắn móng tay là kết quả của sự lo lắng hoặc buồn chán. Vì thế, bạn hãy chọn một sở thích mới cho đôi tay của mình như đan móc, vẽ hoặc làm xao lãng miệng bằng nhai kẹo cao su.
  • Đừng nản lòng: Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ không dễ dàng từ bỏ một thói quen ngay lập tức. Kiên nhẫn là điều quan trọng khi cố gắng từ bỏ một thói quen và cách tốt nhất để làm điều đó thường là thực hiện quá trình chậm rãi, từ từ thay vì dừng lại hoàn toàn ngay lập tức. 
  • Khi nào cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn có thói quen cắn móng tay, bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ khi thói quen này gây ra những hậu quả sau:

    • Móng mọc ngược
    • Móng tay đổi màu
    • Móng tay bị tách ra khỏi vùng da xung quanh
    • Sưng đau hoặc chảy máu quanh móng tay 

    Hello Bacsi hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu cắn móng tay bị gì và làm thế nào để bỏ tật cắn móng tay. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng cập nhật nhé.

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Đài Trương


    Tác giả: Võ Thiên Thảo Nguyên · Ngày cập nhật: 22/01/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo