backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Cách lấy nhân mụn không cần nặn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trần Diễm Châu · Da liễu · Phòng khám Da liễu BS. Uyên Unique


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

Cách lấy nhân mụn không cần nặn

Nếu bạn đang tìm cách lấy nhân mụn không cần nặn thì có thể bạn đã có những hiểu biết nhất định về tác hại của việc nặn mụn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem không nặn mụn có tự hết không và những cách lấy nhân mụn không cần nặn.

Không nặn mụn có tự hết không? 

Tùy vào tình trạng da và từng loại mụn khác nhau mà mụn có thể tự hết hoặc không. Đối với các loại mụn như mụn đầu đen, mụn đầu trắng li ti có thể tự biến mất thông qua việc chăm sóc da hàng ngày. Tuy nhiên đối với các loại mụn như mụn bọc, mụn mủ, mụn lớn, mụn viêm thì chúng cần được can thiệp điều trị; vì nếu không chúng sẽ không thể tự khỏi.

Vậy có nên đợi mụn tự hết hay không?

  • Nếu các nốt mụn tương đối nhỏ, li ti và không kèm theo các triệu chứng đau, nhức hay gây khó chịu gì thì bạn có thể để yên và kiên nhẫn chờ nó tự khỏi.
  • Đối với những trường hợp mụn ẩn, mụn mủ, mụn lớn, mụn kèm theo tình trạng viêm, mụn lâu ngày không hết thì bạn nên can thiệp điều trị sớm.
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ – AAD thì trong hầu hết các trường hợp chúng ta không nên tự ý nặn mụn; vì việc nặn mụn không đúng cách sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm loét… Do đó, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia điều trị mụn để được hỗ trợ lấy nhân mụn.

Cách lấy nhân mụn không cần nặn

Cách lấy nhân mụn không cần nặn có nghĩa là làm nhân mụn tự trồi lên và sau đó rời khỏi da mặt mà bạn không cần nặn bằng tay hay dụng cụ hỗ trợ. Dưới đây là một số cách hỗ trợ điều trị mụn mà không cần nặn:

Rửa mặt 2 lần mỗi ngày

Nếu bạn có làn da nhờn và dễ nổi mụn thì bạn nên chăm chỉ rửa mặt 2 lần sáng – tối mỗi ngày hoặc sau khi bạn ra nhiều mồ hôi bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Khoa học – JDVI, thuộc kho lưu trữ các nghiên cứu tại các trường Đại học (Institutional Repositories); các chuyên gia thực hiện theo dõi khoảng 40 nghiệm thể bị mụn trong 8 tuần, kết quả sau đó cho thấy, nhóm nghiệm thể rửa mặt mỗi ngày 2 lần đã cải thiện tình trạng da mặt đáng kể so với trước đó.

Sử dụng kem bôi ngoài da benzoyl peroxide 5%

Theo như lời khuyên của các gia, viết trên kênh thông tin chăm sóc sức khỏe – Nemours Children’s Health, chìa khóa để mụn nhanh khỏi chính là kiên nhẫn chờ đợi. Bên cạnh đó, để những nốt mụn nhanh khô và mau lành hơn thì các chuyên gia khuyến khích sử sử dụng kem bôi ngoài da benzoyl peroxide 5%.

Benzoyl peroxide được sử dụng để điều trị mụn trứng cá. Nó hoạt động như một chất khử trùng để giảm số lượng vi trùng (vi khuẩn) trên bề mặt da.

Lưu ý: Nếu da của bạn bị khô trong quá trình sử dụng, bạn nên chọn loại có nồng độ benzoyl peroxide thấp hơn. Chúng có loại từ 2,5 – 10%.

Sử dụng các loại thuốc đặc trị

Cách lấy nhân mụn không cần nặn đối với các loại mụn có tình trạng nặng hơn là sử dụng thêm các loại kem đặc trị chứ không chỉ dừng ở việc làm sạch và giữ sạch cho da mặt.

Một số các loại kem đặc trị mụn cho các trường hợp mụn khác nhau:

  • Mụn sần: Để làm sạch loại mụn này, bạn hãy thử rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt trị mụn có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic.
  • Mụn mủ (có chất lỏng màu vàng): Bạn hãy rửa mặt bằng sản phẩm trị mụn có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic, tuy nhiên nếu tình trạng không thuyên giảm bạn nên đi khám da liễu sớm để được điều trị sớm.
  • Da sần sùi mụn ẩn: Sử dụng retinol. Retinol là một dẫn xuất của vitamin A. Chúng hoạt động bằng cách trung hòa các gốc tự do trong da, những gốc có thể gây tổn thương đến tế bào collagen.

Kiên nhẫn chờ đợi mà không chạm vào chúng

Việc chạm tay lên mặt và nặn mụn có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, các chuyên gia chăm sóc da mặt khuyến khích chúng ta nên giữ cho bàn tay thật sạch và hạn chế dùng tay chạm lên da mặt. 

Ngoài ra, đối với các loại mụn như các nốt sần to cứng, mụn mủ hoặc các nốt u nang có thể sẽ gây đau và gây viêm da, do đó việc sử dụng nước đá lạnh chườm lên sẽ giúp giảm viêm hiệu quả.

Cách lấy nhân mụn không cần nặn
Cách lấy nhân mụn không cần nặn an toàn và được khuyến khích áp dụng đó chính là rửa mặt ngày hai lần. Ngoài ra bạn cũng nên hạn chế để tay tiếp xúc với da mặt

Các câu hỏi thường gặp

Những loại mụn nên và không nên nặn

  • Những loại mụn nên nặn: Những nốt mụn có kích thước lớn, nhân mụn đã hình thành bên trong, chân mụn bám sâu dưới da, mụn để lâu ngày không khỏi.
  • Những loại mụn không nên nặn: Mụn nhỏ, mụn li ti, mụn chưa hình thành nhân mụn, mụn mọc thỉnh thoảng không kèm theo các triệu chứng y khoa.

Trong trường hợp buộc phải nặn mụn tôi phải làm như thế nào?

Nếu bạn buộc phải lấy nhân mụn bằng cách nặn mụn thì bạn hãy thực hiện theo các bước sau, hướng dẫn của Hiệp hội nghiên cứu Mụn Hoa Kỳ – The American Acne Association:

Cách nặn mụn an toàn, trong trường hợp bạn thật sự phải nặn mụn:

  1. Khử trùng một cây kim nhỏ bằng cồn
  2. Dùng kim nhọn châm nhẹ lên mụn
  3. Dùng khăn giấy sạch quấn hai đầu ngón trỏ
  4. Dùng hai ngón trỏ ép một cách vừa phải từ trên xuống theo hướng của mụn. (Nếu nặn không ra bạn đừng cố mà hãy để yên nó)
  5. Dừng lại ngay khi thấy mủ và máu chảy ra từ nhân mụn
  6. Đừng nhìn vào gương. Vì cứ mỗi lần nhìn vào gương bạn sẽ càng muốn chạm vào chúng; việc này sẽ khiến cho chúng dễ bị nhiễm trùng hơn.
Cách lấy nhân mụn không cần nặn
Bạn không nên cố đè nặn mụn để tránh gây tổn thương da

Kết luận

Về mặt y khoa nói chung và chuyên khoa da liễu nói riêng, hầu hết các bác sĩ đều không khuyến khích bạn nặn mụn. Do đó, cách bạn nên làm để nhân mụn mà không cần nặn đó chính là kiên nhẫn chờ đợi chúng. Nếu chúng kiên trì hơn sự chờ đợi thì bạn nên tìm đến bác sĩ, vì đó là những trường hợp mà bạn cần can thiệp điều trị.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cách lấy nhân mụn không cần nặn. Trường hợp bạn muốn tìm hiểu thêm về những cách chăm sóc da thì HelloBacsi gợi ý cho bạn chuyên mục Da liễu ở đây nhé.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Trần Diễm Châu

Da liễu · Phòng khám Da liễu BS. Uyên Unique


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo