backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạch biến ở mặt: Bệnh không đáng sợ như bạn nghĩ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 08/07/2020

    Bạch biến ở mặt: Bệnh không đáng sợ như bạn nghĩ

    Nếu trên khuôn mặt bạn xuất hiện những mảng da sáng màu bất thường, rất có thể bạn đã gặp phải tình trạng bạch biến ở mặt.

    Sự mất sắc tố da do bệnh bạch biến có thể xuất hiện đầu tiên trên khuôn mặt. Nó cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

    Bạch biến ở mặt thường xảy ra ở cả hai bên mặt. Một số phương pháp điều trị có thể giúp bạn kiểm soát bệnh hoặc cân bằng sắc tố ở vùng da bị ảnh hưởng với màu da tự nhiên của bạn.

    Bạch biến ở mặt gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Nó có thể khiến bệnh nhân tự ti, mặc cảm. Từ đó, nó kéo theo những vấn đề khác về mặt sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, bạn có rất nhiều khả năng kiểm soát triệu chứng bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bạch biến ở mặt để thoải mái “sống chung” với bệnh.

    Những ai dễ mắc bệnh bạch biến ở mặt? 

    bệnh bạch biến ở mặt

    Dù bệnh bạch biến ở mặt thường xảy ra ở hai bên mặt nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở môi và bên trong vùng miệng.

    Melanin là yếu tố quyết định màu da của bạn. Bệnh xuất hiện khi một số tế bào da ngừng sản xuất melanin dẫn đến sự xuất hiện của các mảng trắng hoặc sáng trên bề mặt da.

    Người ở mọi chủng tộc và giới tính đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, bạch biến sẽ dễ xảy ra hơn ở những người có nước da sẫm màu trong độ tuổi từ 10-30.

    Sự suy giảm sắc tố da có thể lan rộng theo thời gian. Ban đầu, nó chỉ ở một vị trí biệt lập nhưng lâu dần, bệnh có thể phát triển và che phủ phần lớn khuôn mặt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

    Những yếu tố nguy cơ khác khiến bạn dễ mắc bệnh bạch biến ở mặt bao gồm:

    – Da không đều màu

    – Phơi da ngoài nắng quá lâu

    – Bạn đã mắc bệnh chàm hoặc các bệnh da liễu khác trước đó.

    Triệu chứng bạch biến ở mặt

    Bệnh bạch biến ở trẻ em

    Bệnh bạch biến chủ yếu gây ảnh hưởng đến làn da của bạn. Những triệu chứng thường gặp của bạch biến trên khuôn mặt bao gồm:

    – Xuất hiện những mảng da sáng trắng bất thường trên mặt

    – Màu sắc võng mạc của mắt bị thay đổi

    Ở một số trường hợp, bạch biến giai đoạn đầu không gây ra bất kỳ triệu chứng gì bất thường. Tuy nhiên, với những bệnh nhân khác, bệnh có thể kèm theo các biểu hiện như: ngứa da từ nhẹ đến nặng, phiền muộn, đau đớn ở vùng da bị ảnh hưởng.

    Bệnh bạch biến có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, bao gồm:

    Khái quát: Ở dạng khái quát, bệnh là sự đối xứng ở những vùng da bị tổn thương trên mặt. Đây cũng là hình thức phổ biến nhất của bệnh bạch biến ở mặt.

    Đầu mối: Bệnh chỉ xảy ra ở vài điểm trên khuôn mặt.

    Phân khúc: Khi mắc bệnh bạch biến dạng phân khúc trên mặt, bạn bị mất sắc tố da ở một bên mặt.

    Người mắc bệnh bạch biến có nhiều nguy cơ mắc các loại bệnh tự miễn hơn người bình thường.

    Nguyên nhân gây bệnh bạch biến ở mặt

    Đừng nhầm lẫn giữa bạch tạng và bạch biến

    Theo Healthline, bạn gặp bệnh bạch biến khi các tế bào da ngừng sản xuất sắc tố. Không ai biết chính xác nguyên nhân gây bệnh bạch biến là gì. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe cho rằng, bạn có thể mắc bệnh vì những lý do sau đây:

    – Một tình trạng tự miễn dịch làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể

    – Yếu tố di truyền

    – Chấn thương vật lý

    – Da bị cháy nắng

    Chẩn đoán bệnh bạch biến

    Tìm gặp bác sĩ

    Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bạch biến ở mặt thông qua một cuộc kiểm tra thể chất. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp bổ sung để chẩn đoán bệnh. Chúng có thể bao gồm:

    – Làm xét nghiệm máu để kiểm tra các tình trạng liên quan đến bạch biến như bệnh tuyến giáp, tiểu đường hoặc những bệnh tự miễn dịch khác.

    – Thảo luận về những thay đổi gần đây trong cuộc sống thường ngày của bạn như căng thẳng, bệnh tật hoặc phơi da ngoài trời nắng…

    – Trao đổi về tiền sử mắc bệnh của những người thân trong gia đình để kiểm tra yếu tố di truyền.

    – Làm sinh thiết da để kiểm tra khả năng hoạt động của các tế bào sản xuất sắc tố.

    Điều trị bạch biến ở mặt

    thuốc điều trị bệnh bạch biến

    So với các bộ phận khác của cơ thể, bệnh bạch biến ở mặt có cơ hội điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, có khoảng 10-20% số người bị bạch biến ở mặt rơi vào nhóm khó điều trị hơn và cần phải sử dụng các phương pháp kiểm soát bệnh khác.

    Những cách điều trị sau đây có thể giúp bạn kiểm soát bệnh. Chúng bao gồm:

    Kiểm soát bệnh bằng thuốc

    Thuốc điều trị bệnh bạch biến có thể giúp bạn cân bằng hiện tượng mất sắc tố trên khuôn mặt của bạn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một trong các loại thuốc sau:

    – Corticosteroid

    – Thuốc có chứa hợp chất tương tự vitamin D

    – Thuốc ức chế calcineurin

    – Thuốc điều hòa hệ miễn dịch.

    Liệu pháp ánh sáng

    Laser và các thiết bị phát sáng khác có thể giúp bạn đẩy lùi tình trạng mất sắc tố da do bệnh bạch biến. Trong số đó, loại ánh sáng laser excimer có khả năng điều trị bệnh trong khoảng thời gian ngắn hơn các liệu pháp ánh sáng khác.

    Ghép da 

    Ghép da là một lựa chọn khác cho những người muốn điều trị bệnh bạch biến ở mặt. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành lấy da ở một khu vực khác của cơ thể (không bị tổn thương) để ghép vào vùng da đang mắc bệnh.

    Mẹo ứng phó nhanh với bạch biến ở mặt

    trang điểm gây mụn

    Trang điểm

    Bạn có thể tự áp dụng một loại kem màu để làm hài hòa vùng da bị tổn thương với phần còn lại của da mặt. Phương pháp “ngụy trang’ này nên được sử dụng hàng ngày, sau khi bạn vệ sinh cá nhân vào mỗi buổi sáng.

    Sử dụng nghệ thuật xăm hình

    Nghệ thuật xăm cho người bị bạch biến không giống với những hình xăm truyền thống. Nó là một quá trình bổ sung sắc tố cho làn da bị ảnh hưởng. Phương pháp xăm đặc biệt hữu ích nếu bạn bị bạch biến ở môi.

    Ngoài ra, việc làm cần thiết nhất để bạn đối phó với bệnh bạch biến ở mặt là phải tránh xa ánh nắng mặt trời vì vùng da bị tổn thương cực kỳ nhạy cảm với tia UV. Nếu bạn đi ra ngoài, bạn phải luôn sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên và đội mũ rộng vành.

    Khi không cho bản thân tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể bạn sẽ cần phải bổ sung thêm vitamin D để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt loại vitamin quan trọng này. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để xác định liều lượng bổ sung phù hợp.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 08/07/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo