Bài 2: Anh đào: 500g, rượu hoặc cồn 40 độ: 0,5 lít
Ngâm anh đào vào rượu trong thời gian từ 3 – 5 ngày. Dùng rượu xoa bóp nhẹ nhàng vùng tay, chân bị phát cước ngày 2 lần. Dùng hàng ngày cho đến khi hết tổn thương.
Bài 3: Nhục quế: 12g, đinh hương: 6g, ngũ linh chi: 6g
Nghiền tất cả nguyên liệu trên thành bột mịn, sau đó trộn với dầu gừng thành bột dẻo, ráo. Dùng hỗn hợp này đắp vào vùng bị phát cước ở tay, chân kể cả những chỗ bị loét. Đắp như vậy 1 – 2 lần/ngày.
Bạn có thể quan tâm: 2 cách làm tinh dầu tỏi giúp dưỡng da, tóc và trị các chứng viêm nhiễm.
Ai có nguy cơ bị cước chân?
Bạn có nguy cơ bị cước chân hơn nếu:
- Quần áo quá bó hoặc để lộ da trực tiếp tiếp xúc với trời lạnh.
- Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cước chân nhiều hơn nam giới
- Có cân nặng lớn hoặc nhẹ hơn 20% cân nặng tiêu chuẩn cho chiều cao của bạn
- Sống ở khu vực ẩm ướt. Người sống ở khí hậu lạnh và độ ẩm cao dễ bị cước chân hơn ở khu vực lạnh và khô.
- Người có lưu thông máu kém có xu hướng nhạy cảm hơn với sự thay đổi của nhiệt độ.
- Người mắc hội chứng Raynaud. Là tình trạng bệnh lý co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc trong các tình huống căng thẳng, làm giảm lưu lượng máu cung cấp cho các mô và tế bào. Ngón tay, ngón chân, tai, núm vú và chóp mũi là những vùng bị ảnh hưởng phổ biến nhất.
- Bị bệnh Lupus. Một rối loạn tự miễn phổ biến nhất có liên kết với bệnh cước.
Biến chứng của cước chân
Bệnh cước có thể gây ra biến chứng nếu da bạn bị phồng rộp, từ đó gây loét và nhiễm trùng. Bên cạnh cảm giác đau đớn, nhiễm trùng có thể dẫn đến hoại tử và đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Bạn cần đến cơ sở thăm khám ngay lập tức khi gặp dấu hiệu này, tránh tự ý sử dụng thuốc khiến các biến chứng nặng nề hơn.
Cách phòng tránh bệnh cước chân mùa đông
