11. Da bị ngứa do dị ứng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ngứa dữ dội, phát ban, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau.
12. Nhiễm giun sán

Thói quen ăn rau sống, ăn các món tái không hợp vệ sinh, không tẩy giun định kỳ khiến lượng giun trong cơ thể quá nhiều. Chất thải của giun sán đi vào máu sẽ kích thích hệ miễn dịch, gây ngứa da toàn thân.
13. Bệnh lý về gan, thận
Gan, thận có vai trò lọc và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Khi gan, thận bị tổn thương, chất độc không thể đào thải hết nên sẽ tích tụ lại, gây ngứa toàn thân.
14. Bệnh lý về máu
Các vấn đề về máu như đa hồng cầu, lượng histamin trong máu tăng, hội chứng rối loạn sinh tủy… cũng có thể gây ra tình trạng bị ngứa toàn thân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
15. Các bệnh xã hội
Các bệnh xã hội lây qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV/AIDS đều có biểu hiện đầu tiên là ngứa. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, bạn cũng có thể bị ngứa do tác dụng của thuốc kháng virus, sự gia tăng tụ khuẩn vàng và nhiễm trùng da ký sinh trùng demodex.
16. Thay đổi nội tiết
Nồng độ nội tiết thay đổi trong thời gian mang thai hoặc trong giai đoạn mãn kinh có thể khiến cơ thể khô sạm và nổi mẩn ngứa khắp người.
17. Ung thư
Tình trạng ngứa mãn tính có thể là dấu hiệu sớm của một số bệnh ung thư. Nếu bạn bị ngứa trong thời gian dài mà không rõ nguyên nhân, hãy sắp xếp thời gian đi khám để xác định chính xác nguyên nhân và có cách can thiệp phù hợp.
18. Các bệnh lý tuyến giáp
Cường giáp và suy giáp có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ngứa. Ngoài triệu chứng ngứa, bạn còn gặp phải các vấn đề như giảm cân không lý do, tim đập nhanh, bọng mắt, tăng cân, mệt mỏi, táo bón hoặc khô da. Do đó, nếu gặp phải các triệu chứng kể trên, bạn nên đi khám sớm.
19. Bệnh đái tháo đường
Lượng đường trong máu tăng cao khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, ảnh hưởng tới sự luân chuyển chất dinh dưỡng và hệ thần kinh, từ đó khiến bạn bị ngứa, nổi mẩn đỏ, da khô sạm.
20. Bệnh zona khiến da bị ngứa
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra. Virus này đi vào hệ thần kinh và khu trú trong các hạch thần kinh cảm giác trong suốt quá trình sống của cơ thể. Khi có điều kiện thuận lợi, virus tái hoạt động, phá hủy các sợi thần kinh cảm, gây đau, rát và ngứa ngáy toàn thân.
Bí quyết phòng ngứa da toàn thân cực hiệu quả

Có rất nhiều nguyên nhân gây ngứa da, do đó, chúng ta khó có thể tìm ra nguyên tắc phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu có chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh và chăm sóc da đúng cách hàng ngày, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những cơn ngứa không đáng có như da khô hay một số bệnh ngoài da:
- Uống nhiều nước để giữ ẩm cho làn da
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để giảm nguy cơ bị cháy nắng và tổn thương da
- Nên tắm bằng nước ấm, không nên dùng nước quá nóng để tắm vì nước nóng làm cho da mất đi độ ẩm tự nhiên khiến da khô, ngứa
- Không nên mặc quần áo, sử dụng khăn bằng chất liệu len dạ, chỉ nên mặc quần áo cotton, bông mềm
- Tăng cường đề kháng da bằng chế độ ăn khoa học, tránh các chất cay nóng, dầu mỡ
- Tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn cay, nóng, các loại thực phẩm kích thích sản sinh histamin dễ gây kích ứng da
- Giảm căng thẳng, lo lắng, stress vì ảnh hưởng thần kinh cũng gây ngứa
- Nên tập thể dục đều đặn và uống nước đầy đủ để tăng cường thải độc da, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
- Khám sức khỏe định kỳ nếu bị ngứa nhiều, ngứa tái phát nhiều lần. Tránh việc gãi ngứa quá nhiều sẽ khiến da thêm tổn thuơng, bị trầy xước, nổi mẩn, tạo cơ hội cho bệnh nhiễm trùng
- Chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp có thành phần lành tính từ thiên nhiên với những tính năng thanh lọc, làm sạch sâu hiệu quả và an toàn cho làn da.
Ngoài ra, nếu tình trạng ngứa kéo dài quá 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đã thử nhiều cách trị ngứa toàn thân tại nhà mà không có hiệu quả, da có biểu hiện viêm nhiễm, sưng tấy, vùng da ngứa rát có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đi khám sớm. Thông qua việc thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hoặc đề nghị bạn làm các xét nghiệm cần thiết để xem bạn có mắc phải những bệnh lý nguy hiểm từ bên trong cơ thể hay không.