Cách khắc phục tình trạng tắm xong bị ngứa
Bạn có thể giảm tình trạng ngứa sau khi tắm bằng các biện pháp đơn giản sau:
Tắm bằng nước mát và không tắm quá lâu
Theo các chuyên gia, tắm bằng nước mát thay vì nước nóng và không tắm quá lâu (trên 20 phút) là một trong những mẹo đơn giản nhất để tránh khô da, giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy sau khi tắm.
Không tắm quá nhiều lần trong ngày để tránh tắm xong bị ngứa
Tắm càng nhiều lần thì lượng dầu trên da càng dễ bị thất thoát. Do đó, các chuyên gia da liễu khuyên bạn nên giới hạn số lần tắm trong ngày. Người lớn và trẻ em chỉ nên tắm 1 lần mỗi ngày.
Tránh gãi ngứa hoặc gây tổn thương cho da
Gãi ngứa có thể khiến da bị trầy xước, làm tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng khăn hoặc bọt biển chà xát lên vùng da bị ngứa để tránh kích ứng và gây tổn thương da.
Dùng các sản phẩm không có chất tạo mùi hương và cồn
Sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm, bột giặt, nước xả vải không chứa mùi hương và cồn là một trong các giải pháp cần thiết nhất cho người bị ngứa da sau khi tắm. Đặc biệt, người mắc bệnh chàm và các bệnh da liễu khác nên lựa chọn những loại sản phẩm dành riêng cho người có làn da nhạy cảm, dễ dị ứng.

Vỗ nhẹ cho da khô sau khi rửa mặt
Để tránh gây kích ứng và ảnh hưởng đến lượng dầu tự nhiên trên da, thay vì lau khô mặt bằng khăn, bạn nên dùng tay vỗ nhẹ lên mặt sau mỗi lần rửa mặt.
Tắm xong bị ngứa – nên sử dụng máy tạo độ ẩm
Độ ẩm không khí thấp có thể khiến tình trạng khô da trở nên trầm trọng hơn. Do đó, nếu sống tại nơi có khí hậu khô lạnh, bạn nên sắm cho mình thiết bị cần thiết này.
Tránh để sản phẩm giặt bám lại trên khăn tắm và quần áo
Dư lượng bột giặt, nước xả vải còn sót lại trên khăn tắm và quần áo có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tắm xong bị ngứa. Chính vì thế, bạn nên giặt thật kỹ để hạn chế tối đa sự tích tụ của chúng trên sợi vải.
Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa retinoid
Retinoid (bao gồm retinol, adapalene và tretinoin) có thể điều chỉnh sự phát triển của tế bào biểu mô, gây kích ứng và làm khô da. Do đó, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa thành phần này.
Hạn chế dùng các sản phẩm có chứa axit alpha – hydroxy (AHA)
AHA là thành phần có thể gây bỏng hoặc ngứa ngáy trên da, đặc biệt là đối với các loại da khô và nhạy cảm. Do đó, để cải thiện tình trạng tắm xong bị ngứa, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần này.
Uống nhiều nước
Mất nước có thể khiến da bị khô và ngứa. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn uống đủ 8 cốc nước (tương đương 2 lít) mỗi ngày cơ thể không bị mất nước.

Tắm xong bị ngứa: Khi nào bạn nên đến bệnh viện?
Thông thường, tình trạng tắm xong bị ngứa có thể được kiểm soát bằng các bước chăm sóc cơ bản nêu trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng ngứa da không bắt nguồn từ các vấn đề về da mà xuất phát từ các tổn thương thần kinh hoặc bệnh lý khác. Cơn ngứa do những nguyên nhân này thường có xu hướng khá dữ dội và kéo dài dai dẳng. Khi người bệnh gãi ngứa, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí gây ra nhiễm trùng.
Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể là tác nhân gây ngứa sau khi tắm như:
Do đó, khi nghi ngờ tình trạng ngứa là do các vấn đề trên gây ra, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám.
Tắm xong bị ngứa có thể được khắc phục một cách nhanh chóng bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu cảm giác ngứa không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn, bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.