backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Mao địa hoàng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Mao địa hoàng

Tên thông thường: mao địa hoàng

Tên khoa học: digitalis

Tìm hiểu chung

Mao địa hoàng dùng để làm gì?

Mao địa hoàng là một loại thảo mộc, các bộ phận của cây phát triển trên mặt đất có thể được sử dụng để làm thuốc. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc có thể không an toàn cho sức khỏe, bởi vì tất cả bộ phận của mao địa hoàng đều có độc.

Các chất được lấy từ mao địa hoàng được sử dụng để tạo ra một loại thuốc theo toa gọi là digoxin. Mao địa hoàng được sử dụng điều trị suy tim sung huyết, làm giảm phù nề, nhịp tim bất thường (như rung tâm nhĩ), hen suyễn, động kinh, bệnh lao, táo bón, đau đầu và co thắt. Mao địa hoàng cũng được sử dụng để gây nôn mửa và chữa vết thương, vết bỏng.

Mao địa hoàng có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn nên tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của mao địa hoàng là gì?

Các chất được lấy từ mao địa hoàng được sử dụng để tạo ra một loại thuốc theo toa gọi là digoxin. Những chất này có thể làm tăng sức mạnh co cơ tim, thay đổi nhịp tim và tăng lượng máu trong tim.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Cách dùng

Liều dùng thông thường của mao địa hoàng là gì?

Liều dùng của mao địa hoàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Mao địa hoàng có thể không an toàn, bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của mao địa hoàng là gì?

Mao địa hoàng được dùng ở dạng tươi.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng mao địa hoàng?

Mao địa hoàng có thể gây ra dấu hiệu ngộ độc bao gồm đau bụng, mắt nhỏ, thị lực mờ, nhịp tim chậm, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, tiểu nhiều, mệt mỏi, yếu cơ, chóng mặt, lú lẫn, co giật, nhịp tim bất thường và tử vong. Sử dụng mao địa hoàng lâu dài có thể dẫn đến các triệu chứng nhiễm độc ảnh hưởng đến thị lực và đau dạ dày.

Tử vong đã xảy ra khi mao địa hoàng bị nhầm lẫn với comfrey.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng mao địa hoàng, bạn nên biết những gì?

Bạn nên báo cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng mao địa hoàng.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây mao địa hoàng, các loại thuốc hoặc thảo mộc khác.
  • Bạn có bất kỳ rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
  • Bạn có bất kỳ dị ứng nào khác với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Những quy định cho mao địa hoàng ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng mao địa hoàng nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của mao địa hoàng như thế nào?

Mao địa hoàng không an toàn cho bất cứ ai sử dụng mà không có lời khuyên và chăm sóc của chuyên gia y tế. Một số người đặc biệt nhạy cảm với các tác dụng phụ của mao địa hoàng nên cẩn thận tránh sử dụng.

Đối với trẻ em: cho trẻ em uống mao địa hoàng có thể không an toàn.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: không được dùng mao địa hoàng.

Đối với người bị bệnh tim: mặc dù mao địa hoàng có hiệu quả đối với một số tình trạng tim, nhưng rất nguy hiểm cho người sử dụng. Bệnh tim cần được chẩn đoán, điều trị và theo dõi bởi chuyên gia y tế.

Đối với người bị bệnh thận: sử dụng thận trọng vì có thể gây ngộ độc.

Bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

Tương tác

Mao địa hoàng có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng mao địa hoàng.

Các thuốc có thể tương tác với mao địa hoàng bao gồm:

  • Digoxin (Lanoxin). Digoxin giúp tim đập mạnh hơn, khi dùng mao địa hoàng cùng với digoxin có thể làm tăng tác dụng của digoxin và tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ. Không dùng mao địa hoàng nếu bạn đang dùng digoxin khi chưa tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ.
  • Quinin. Dùng quinin cùng với mao địa hoàng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc kháng sinh nhóm macrolide. Một số kháng sinh có thể làm tăng lượng hấp thụ mao địa hoàng của cơ thể, do đó có thể làm tăng các phản ứng phụ của mao địa hoàng. Một số kháng sinh macrolide bao gồm erythromycin, azithromycin và clarithromycin.
  • Thuốc kháng sinh nhóm tetracycline. Dùng một số kháng sinh tetracycline với mao địa hoàng có thể làm tăng nguy cơ các phản ứng phụ. Một số kháng sinh nhóm tetracycline bao gồm demeclocycline (declomycin), minocycline (minocin) và tetracycline (achromycin).
  • Thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng có thể làm giảm mức kali trong cơ thể, do đó có thể làm tăng nguy cơ các phản ứng phụ từ mao địa hoàng. Một số chất nhuận tràng bao gồm bisacodyl (correctol, dulcolax), cascara, purge, senna (senokot) và các loại khác.
  • Thuốc lợi tiểu. Thuốc lợi tiểu có thể làm giảm kali trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến tim và làm tăng nguy cơ bị các phản ứng phụ từ mao địa hoàng. Một số thuốc lợi tiểu có thể làm giảm kali bao gồm chlorothiazide (diuril), chlorthalidone (thalitone), furosemide (lasix), hydrochlorothiazide (HCTZ, hydrodiuril, microzide) và các loại khác.
  • Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Quyên Thảo · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo