backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Ngáp nhiều có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung · Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 16/02/2023

Ngáp nhiều có thể là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng!

Ngáp là hành động bình thường xuất hiện cả ở trẻ em và người lớn. Thế nhưng, ngáp nhiều không rõ nguyên nhân lại có thể là dấu hiệu bệnh lý.

Ngáp nhiều là bệnh gì? Ngáp là hiện tượng xảy ra gần như mỗi ngày. Ngáp cũng xảy ra thường xuyên ở những người thiếu ngủ. Tuy nhiên, hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra cơ chế và mục đích chính xác của việc ngáp.

Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao mình lại ngáp nhiều liên tục ngay cả khi đang cảm thấy khỏe mạnh? Hay ngáp là bệnh gì? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Vì sao bạn lại ngáp?

Ngáp thường xuất hiện do sự thay đổi sinh lý của cơ thể, bao gồm:

Thay đổi trạng thái

Vì sao bạn lại ngáp?

Ngáp thường được cho là dấu hiệu của cơn buồn ngủ. Khi các tác nhân kích thích bên ngoài không còn duy trì được sự chú ý của bạn, hệ thống điều hoà giấc ngủ sẽ được kích hoạt, bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hoặc cảm giác tẻ nhạt. Lúc này, não bộ của bạn sẽ phải cố gắng để duy trì sự tỉnh táo bằng cách ngáp. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng, ngáp giữ vai trò kích thích và duy trì sự tỉnh táo của não bộ. Nhìn chung, ngáp có thể đơn giản là một cách để cơ thể thay đổi trạng thái nhận thức bao gồm:

  • Trước khi đi ngủ: Ngáp có thể được coi là dấu hiệu của cơn buồn ngủ.
  • Khi buồn chán: Bạn ngáp khi đang thực hiện một việc nào đó cho thấy não bộ của bạn đang giảm sự chú ý. Các cuộc khảo sát cho thấy, ngáp được ghi nhận nhiều hơn ở những hoạt động có tính tương tác thấp như lái xe, xem phim,… và ngược lại ít hơn ở các hoạt động có tính tương tác nhiều hơn như nói chuyện, nấu ăn, dọn dẹp…
  • Sau khi tập thể dục thể thao: Ngáp sau một hoạt động thể thao cường độ cao có thể là dấu hiệu của việc chuyển từ năng lượng cao sang năng lượng thấp trong não. Một số giả thuyết cho rằng, ngáp sau khi tập thể dục cường độ cao là do sự điều chỉnh của hệ thống điều hoà nhiệt trong cơ thể. Ngáp giúp cơ thể điều hoà nhiệt độ tạm thời.
Tại sao ngáp nhiều? Bạn cũng có thể ngáp nhiều khi thay đổi vị trí địa lý, chẳng hạn như di chuyển từ khu vực có áp suất cao sang áp suất thấp. Áp lực này có thể tích tụ trong màng nhĩ và khiến một người ngáp để giải phóng áp lực tích tụ này.

Hay ngáp vặt là bệnh gì? Vì sao bạn ngáp liên tục? Ngáp có thể đóng vai trò trong việc hít thở, điều này có xu hướng báo hiệu rằng cơ thể cần oxy nhiều hơn. Một lần ngáp có thể mang đến một lượng không khí lớn và kích thích nhịp tim nhanh hơn, về mặt lý thuyết có thể có nghĩa là nó đang bơm nhiều oxy hơn vào cơ thể. Vì vậy, ngáp có thể đơn giản là để giúp loại bỏ độc tố ra khỏi máu và cung cấp một nguồn oxy mới. Tuy nhiên điều này vẫn đang tranh cãi, bởi vì một số nghiên cứu cho thấy rằng, ngáp không làm thay đổi nhịp tim sau đó.

Làm mát não

Ngáp có thể làm mát não bằng cơ chế tăng lưu lượng máu ở vùng mặt và cổ. Khi ngáp, các cơ ở mặt co giãn giúp làm tăng lưu lượng máu ở mặt, sau đó hỗ trợ tản nhiệt qua hệ thống tĩnh mạch. Việc hít một lượng lớn không khí khi ngáp cũng giúp làm thay đổi nhiệt độ của máu từ phổi lên não. Toàn bộ quá trình này có thể là cách để hạ nhiệt độ khi bộ não đang quá nóng.

Bị “lây” từ người khác

Trong não có các tế bào thần kinh gương, hay còn gọi là tế bào thần kinh phản chiếu, có thể gây ra các cơn ngáp khi bạn nhìn thấy những hình ảnh này. Tức là, khi bạn thấy một người ngáp, tế bào thần kinh gương trong não sẽ bắt chước và tạo hành động tương tự khiến bạn ngáp theo.

Ngáp nhiều là bệnh gì?

ngáp nhiều do cơ thể mệt mỏi

Ngáp nhiều là triệu chứng gì? Ngáp là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, ngáp nhiều lần liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo một số tình trạng bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi hoặc đuối sức
  • Chảy máu trong hoặc xung quanh tim
  • Rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngưng thở khi ngủ hoặc chứng ngủ rũ
  • Tác dụng phụ của thuốc được sử dụng để điều trị trầm cảm hoặc lo âu, chẳng hạn như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs).

Ngáp nhiều cũng có thể chỉ ra một số tình trạng hiếm gặp khác như:

  • Suy gan
  • Động kinh
  • Khối u não
  • Đa xơ cứng
  • Cơn đau tim
  • Cơ thể không có khả năng kiểm soát nhiệt độ.

Bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu nhận thấy mình ngáp nhiều hơn bình thường và không rõ nguyên nhân. Chỉ có bác sĩ mới có thể xác định rằng, việc ngáp nhiều có phải là hậu quả của một tình trạng bất thường trong cơ thể chưa được phát hiện hay không.

Chẩn đoán nguyên nhân ngáp nhiều

Để xác định nguyên nhân ngáp nhiều, trước tiên bác sĩ có thể hỏi về thói quen ngủ của bạn để đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc hay chưa. Điều này đồng thời có thể giúp xác định xem ngáp nhiều là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân ngáp nhiều có đến từ mệt mỏi hay rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, ở một số người trầm cảm, lo âu, cũng có thể xuất hiện tình trạng ngáp nhiều.

Nếu các bác sĩ nhận thấy một số dấu hiệu gợi ý hoặc nghi ngờ các bệnh lý khác gây ngáp nhiều, sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân tùy theo từng bệnh lý. Có thể bao gồm: 

Điện não đồ (EEG)

Đây là một trong những xét nghiệm có thể được sử dụng để đo hoạt động điện trong não. Xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh động kinh và các tình trạng khác ảnh hưởng đến não.

Chụp MRI (Chụp cộng hưởng từ)

Xét nghiệm này sử dụng từ trường và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể, có thể giúp bác sĩ hình dung và đánh giá các cấu trúc cơ thể. Những hình ảnh này thường được sử dụng để chẩn đoán các rối loạn tủy sống và não, chẳng hạn như khối u và bệnh đa xơ cứng. Chụp MRI cũng mang lại lợi ích cho việc đánh giá chức năng của tim và phát hiện các vấn đề về tim.

Cách điều trị ngáp nhiều

Tập thể dục giúp giảm ngáp nhiều liên tục

Để điều trị ngáp nhiều, bạn cần xử lý nguyên nhân gây ra nó.

Xử lý nguyên nhân gây ngáp nhiều liên tục

Nếu nguyên nhân gây ngáp nhiều là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng liều thấp hơn hoặc đổi sang một loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn cần phải thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi liên quan đến phác đồ dùng thuốc. Bạn không được tự ý ngừng dùng thuốc mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

Nếu ngáp nhiều xảy ra do rối loạn giấc ngủ, hoặc trầm cẩm, lo âu,… bác sĩ có thể khuyên dùng các loại thuốc hỗ trợ giấc ngủ đơn thuần, thuốc điều trị trầm cảm, lo âu,… hoặc các kỹ thuật để có được giấc ngủ ngon hơn sau đây:

  • Sử dụng thiết bị thở
  • Tập thể dục giảm căng thẳng
  • Tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn
  • Hướng dẫn thực hiện vệ sinh giấc ngủ.

Nếu ngáp quá mức là triệu chứng của một tình trạng y tế nghiêm trọng, chẳng hạn như động kinh hoặc suy gan, thì cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức để chẩn đoán và điều trị nguyên nhân.

Biện pháp chống buồn ngủ

Nếu bạn thắc mắc hay ngáp và buồn ngủ là bệnh gì thì hầu hết trường hợp ngáp nhiều xuất phát từ cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn tỉnh táo hơn:

  • Tắm nước lạnh
  • Nhai kẹo cao su
  • Uống nhiều nước
  • Tập thể dục điều độ
  • Nghe nhạc yêu thích
  • Hạn chế thức ăn ngọt
  • Ăn khẩu phần vừa phải
  • Tắm nắng thường xuyên

Ngáp là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn ngáp nhiều liên tục khi cơ thể khỏe mạnh, tỉnh táo, bạn sẽ cần lưu ý vì nó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung

Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 16/02/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo