backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Hỏi đáp bác sĩ: Điều trị tràn dịch màng phổi bao lâu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 08/11/2023

    Hỏi đáp bác sĩ: Điều trị tràn dịch màng phổi bao lâu?

    Bạn đọc hỏi:

    Chào bác sĩ, tôi năm nay 35 tuổi và được chẩn đoán tràn dịch màng phổi. Tôi muốn hỏi bác sĩ là điều trị tràn dịch màng phổi bao lâu thì sẽ khỏi? Xin cảm ơn bác sĩ nhiều.

    Anh Tuấn Minh (35 tuổi)

    Bác sĩ trả lời:

    Chào bạn,

    – Với câu hỏi Điều trị tràn dịch màng phổi bao lâu thì khỏi, bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng, chuyên khoa Ho – Hô hấp, giải đáp như sau:

    Tràn dịch màng phổi là gì?

    Tràn dịch màng phổi xuất hiện khi có 1 lượng dịch (>20ml) tích tụ giữa 2 lá màng phổi lá thành và lá tạng).

    Tràn dịch màng phổi thường xuất hiện ở những bệnh nhân mắc các bệnh như:

    • Viêm phổi
    • Ung thư
    • Lao phổi
    • Suy tim
    • Suy thận
    • Suy dinh dưỡng
    • Xơ gan

    Các triệu chứng thường gặp trên bệnh nhân tràn dịch màng phổi gồm:

  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Ho khan hoặc ho đàm,…
  • Sốt có hoặc không kèm theo rét run
  • Ăn uống kém, sụt cân
  • Phù chân, phù mặt kèm theo trong trường hợp mắc các bệnh: suy tim, suy thận, suy dinh dưỡng,…
  • Các phương tiện giúp chẩn đoán và điều trị tràn dịch màng phổi gồm:

    • X-quang ngực thẳng
    • Siêu âm lồng ngực
    • CT scan ngực thẳng

    Các phương pháp điều trị tràn dịch màng phổi

    điều trị tràn dịch màng phổi

    Trước khi tìm hiểu điều trị tràn dịch màng phổi mất bao lâu thì bạn cần biết các phương pháp giúp điều trị tình trạng này. Có 3 phương pháp chính giúp điều trị tràn dịch màng phổi:

    • Chọc hút dịch màng phổi
    • Dẫn lưu màng phổi
    • Điều trị nguyên nhân gây bệnh:
    • Nhiễm khuẩn: sử dụng kháng sinh điều trị
    • Lao: dùng thuốc kháng lao
    • Nguyên nhân do bệnh hệ thống (suy tim, suy thận, xơ gan,..): điều trị bệnh nền
    • Ung thư: điều trị bệnh ung thư bằng hóa chất hoặc dày dính màng phổi

    Việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp điều trị là tùy thuộc vào tình trạng bệnh, tình hình sức khỏe của bệnh nhân. 

    Ngoài các phương pháp điều trị trên, còn 1 số phương pháp điều trị hỗ trợ khác như:

    • Chống suy hô hấp: chọc tháo dịch, thở oxy qua ống thông mũi
    • Giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol
    • Nghỉ ngơi tại giường; ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ năng lượng và dinh dưỡng
    • Cần tập vật lý trị liệu hô hấp theo chỉ định của bác sĩ.
    Bạn có thể xem thêm bài viết: Tràn dịch màng phổi có chữa được không?

    Cách phòng tránh tràn dịch màng phổi

    Để phòng tránh tràn dịch màng phổi tốt nhất, cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, phát hiện sớm và điều trị sớm các bệnh lý nguyên nhân.

    Điều trị tràn dịch màng phổi bao lâu thì khỏi?

    Tràn dịch màng phổi điều trị trong bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi.

    Nếu nguyên nhân gây bệnh là các bệnh lý cấp tính như: viêm phổi, lao phổi,… sau khi chọc hút dịch và điều trị hoàn toàn nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ hoàn toàn khỏe mạnh và không để lại bất kì các biến chứng gì.

    Nếu nguyên nhân gây bệnh là các bệnh lý mạn tính như: suy tim, suy thận, suy gan, ung thư,… tràn dịch màng phổi sẽ tái phát từng đợt tùy theo diễn tiến của bệnh nền. Việc chọc hút, dẫn lưu dịch màng phổi chỉ là phương pháp tạm thời giúp người bệnh giảm khó thở, đau ngực. Tràn dịch màng phổi kéo dài và thường xuyên tái phát sẽ để lại các biến chứng, di chứng tại phổi như:

    • Dày dính màng phổi gây hạn chế hô hấp, biến dạng lồng ngực
    • Xẹp phổi
    • Suy hô hấp
    • Chèn ép tim

    Để hạn chế các biến chứng của tràn dịch màng phổi thì việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà rất quan trọng: 

    • Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu cao 20 – 40 độ, nên để người bệnh nằm nghiêng về phía tràn dịch.
    • Tạo điều kiện thuận lợi để bệnh nhân không phải gắng sức bằng cách để các đồ dùng ở vị trí trong tầm tay của bệnh nhân.
    • Tiếp tục tập thở, tập vật lý trị liệu.
    • Chế độ ăn cho bệnh nhân phải giàu protein, giàu vitamin, tăng cường hoa quả tươi.

    Trân trọng!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


    Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 08/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo