backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Thuốc xịt hen suyễn tốt nhất: Hiểu rõ để dùng đúng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 25/09/2023

    Thuốc xịt hen suyễn tốt nhất: Hiểu rõ để dùng đúng

    Hen suyễn là một dạng bệnh phổi mãn tính cần điều trị suốt đời. Thuốc xịt hen suyễn hay thuốc hen suyễn dạng xịt là phương pháp điều trị chủ yếu được chỉ định nhằm giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các cơn hen tái phát trong tương lai. Vậy, thuốc xịt hen suyễn tốt nhất là loại nào và thuốc xịt hen suyễn giá bao nhiêu? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu cụ thể trong bài viết này nhé!

    Thuốc xịt hen suyễn là gì?

    Hiện tại, không có cách chữa khỏi bệnh hen suyễn, nhưng việc điều trị bằng thuốc sẽ giúp kiểm soát triệu chứng để bạn có thể sống một cuộc sống năng động, bình thường.

    Thuốc xịt hen suyễn (thuốc hen suyễn dạng xịt hay thuốc hít), là loại thuốc điều trị hen suyễn được dùng bằng đường hít thông qua ống hít để đưa thuốc đến phổi. Đôi khi, thuốc có thể được hít vào dưới dạng hơi (sương mù) thông qua máy phun sương (máy phun khí dung). Đây là phương pháp điều trị chính và dự phòng cho hầu hết các trường hợp bệnh hen suyễn. Thuốc viên và các phương pháp điều trị khác cũng có thể được chỉ định thêm nếu bệnh hen suyễn nghiêm trọng.

    Thuốc xịt hen suyễn có thể giúp:

    • Kiểm soát và giảm nhẹ triệu chứng ngay tức thời (thuốc hít giảm triệu chứng) 
    • Ngăn chặn các cơn hen tái phát trong tương lai (thuốc hít ngăn ngừa)
    • Kết hợp cả hai công dụng (thuốc hít kết hợp).

    Phân loại

    Thuốc hít giảm triệu chứng tức thì

    Những loại thuốc xịt hen suyễn này còn được gọi là thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (SABA) có công dụng làm dịu cơn khó thở bằng cách thư giãn các cơ đường thở. Đây là loại thuốc cứu nguy, giúp làm dịu các triệu chứng khi cơn hen suyễn đang diễn ra. Loại thuốc này sẽ bắt đầu có tác dụng nhanh trong vòng vài phút và có hiệu quả trong 4 đến 6 giờ. Thuốc không được chỉ định để sử dụng hàng ngày.

    Một số người sử dụng thuốc hít giảm triệu chứng trước khi tập thể dục để giúp ngăn ngừa khó thở và các triệu chứng hen suyễn khác.

    Thuốc hít giảm triệu chứng nhanh bao gồm:

    Thuốc hít giảm triệu chứng có ít tác dụng phụ nếu sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nhưng đôi khi có thể gây run, bồn chồn hoặc nhịp tim nhanh (đánh trống ngực) trong vài phút sau khi sử dụng.

    Nếu các triệu chứng nhẹ và không thường xuyên hoặc nếu mắc bệnh hen suyễn do tập thể dục, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của mình chỉ bằng cách dùng một trong những loại thuốc xịt hen suyễn này.

    Tuy nhiên, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn phải sử dụng thuốc hít giảm đau 3 lần trở lên mỗi tuần. Bác sĩ sẽ đề nghị điều trị bổ sung bằng corticosteroid dạng hít hoặc thuốc kiểm soát lâu dài khác.

    thuốc xị hen suyễn

    Thuốc hít ngăn ngừa (Corticosteroid dạng hít)

    Những loại thuốc chống viêm này giúp kiểm soát cơn hen lâu dài hiệu quả và là loại thuốc phổ biến được dùng trong điều trị và phòng ngừa đợt cấp của bệnh hen suyễn. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc hít ngăn ngừa mỗi ngày để chống viêm, giảm sưng và giảm độ nhạy cảm của đường thở, giúp ngăn chặn các triệu chứng xảy ra trong tương lai. Loại thuốc này phải mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần mới phát huy tác dụng, vì vậy, điều quan trọng là sử dụng thuốc hàng ngày, ngay cả khi bạn không có triệu chứng.

    Corticosteroid dạng hít bao gồm:

    Ở trẻ em, sử dụng lâu dài corticosteroid dạng hít có thể làm chậm tăng trưởng, nhưng lợi ích của việc sử dụng các loại thuốc này để duy trì kiểm soát tốt hen suyễn thường lớn hơn những nguy cơ có thể xảy ra.

    Corticosteroid dạng hít thường không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng đôi khi có thể gây ra các tác dụng phụ sau đây:

    • Nhiễm trùng nấm miệng hoặc cổ họng (tưa miệng)
    • Khàn giọng
    • Đau họng.

    Bạn cần ngăn ngừa các tác dụng phụ này bằng cách sử dụng miếng đệm (một ống nhựa rỗng gắn vào ống hít) và súc miệng bằng nước sau mỗi lần sử dụng để giảm lượng thuốc còn lại trong khoang miệng.

    Thuốc hít kết hợp

    Nếu việc điều trị bằng thuốc hít giảm triệu chứng và thuốc hít ngăn ngừa không giúp kiểm soát được bệnh hen suyễn, bạn có thể cần một loại thuốc hít kết hợp cả hai.

    Thuốc hen suyễn dạng hít kết hợp có chứa cả corticosteroid và thuốc giãn phế quản, bao gồm:

    Thuốc hít kết hợp được sử dụng hàng ngày để ngăn chặn các triệu chứng xảy ra và giúp giảm triệu chứng khó thở lâu dài. Điều quan trọng là phải sử dụng loại thuốc xịt hen suyễn này thường xuyên, ngay cả khi bạn không có triệu chứng.

    Tác dụng phụ của thuốc hít kết hợp tương tự như tác dụng phụ của thuốc hít giảm đau và thuốc hít ngăn ngừa.

    Các loại thuốc xịt hen suyễn tốt hiện nay

    Thuốc xịt hen suyễn Ventolin HFA

    thuốc xịt hen suyễn

    • Tên hoạt chất: Albuterol Sulfate
    • Tên biệt dược: Ventolin HFA
    • Công dụng: Giảm triệu chứng nhanh
    • Loại thuốc: Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn (Thuốc hít giảm khó thở)
    • Dạng: Ống hít định liều

    Thuốc xịt hen suyễn Ventolin HFA là thuốc hít theo toa được sử dụng cho người từ 4 tuổi trở lên nhằm điều trị hen suyễn ở những người mắc bệnh tắc nghẽn đường hô hấp hoặc ngăn ngừa cơn hen suyễn do tập thể dục.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

    • Đau họng
    • Nhiễm trùng đường hô hấp trên, bao gồm nhiễm virus
    • Ho
    • Đau cơ
    • Tim đập nhanh (đánh trống ngực)
    • Đau ngực
    • Nhịp tim nhanh
    • Run rẩy
    • Căng thẳng
    • Chóng mặt.

    Giá thuốc xịt hen suyễn Ventolin HFA sẽ chênh lệch một chút tùy thuộc vào nơi mua và liều lượng thuốc mà bạn cần dùng.

    Thuốc xịt hen suyễn Seretide Evohaler

    • Tên hoạt chất: Fluticason propionat và Salmeterol
    • Tên biệt dược: Seretide Evohaler
    • Công dụng: Kiểm soát lâu dài
    • Loại thuốc: Thuốc hít kết hợp
    • Dạng: Bình hít định liều

    Thuốc được dùng để điều trị lâu dài bệnh hen suyễn ở người lớn và trẻ em trên 4 tuổi. Thuốc cần được dùng thường xuyên để phát huy hiệu quả, ngay cả khi không có triệu chứng xảy ra.

    Tác dụng phụ phổ biến có thể xảy ra bao gồm:

    • Nhiễm nấm Candida miệng và họng
    • Viêm phổi
    • Đau đầu
    • Khàn giọng/khản tiếng
    • Chuột rút đau khớp
    • Kích ứng họng
    • Rung, đánh trống ngực.

    Thuốc xịt hen suyễn Symbicort

    thuốc xịt hen suyễn

    • Tên hoạt chất: Budesonide và Formoterol
    • Tên biệt dược: Symbicort
    • Công dụng: Kiểm soát lâu dài và giảm nhanh triệu chứng khó thở
    • Loại thuốc: Thuốc hít kết hợp
    • Dạng: Ống hít định liều

    Thuốc này có thể được kê đơn xịt hàng ngày để ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn về lâu dài hoặc khi các triệu chứng đột ngột xảy ra, hoặc cả hai. Lưu ý: Kể từ tháng 1 năm 2022, thuốc này không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm chấp thuận để sử dụng làm thuốc giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên, Viện Y tế Quốc gia khuyến nghị sử dụng formoterol-budesonide theo phương pháp tiếp cận từng bước để quản lý bệnh hen suyễn.

    Tác dụng phụ có thể xảy ra:

    • Kích ứng họng
    • Đau đầu
    • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
    • Đau họng
    • Viêm xoang
    • Cúm
    • Đau lưng
    • Nghẹt mũi
    • Đau dạ dày
    • Nôn mửa
    • Bệnh tưa miệng

    Thuốc xịt hen suyễn Berodual

    • Tên hoạt chất: Ipratropium bromide và Fenoterol hydrobromide
    • Tên biệt dược: Berodual
    • Công dụng: Kiểm soát và dự phòng tái phát hen suyễn
    • Loại thuốc: Thuốc hít kết hợp
    • Dạng: Ống hít định liều

    Tác dụng phụ bao gồm:

    • Run cơ xương (run nhẹ)
    • Hay bồn chồn và lo lắng
    • Đánh trống ngực, nhịp tim tăng mạnh
    • Hoa mắt, nhức đầu
    • Khô miệng, đắng miệng
    • Kích ứng họng hoặc phản ứng dị ứng, ho nhiều lần
    • Bí tiểu.

    Hi vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại thuốc xịt hen suyễn. Loại và liều lượng thuốc hen suyễn dạng xịt cần dùng tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc. Tuyệt đối sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng được chỉ định hay ngừng dùng thuốc mà không được bác sĩ cho phép. Vì bệnh hen suyễn có thể thay đổi theo thời gian, hãy thăm khám thường xuyên với bác sĩ để được theo dõi các triệu chứng và điều chỉnh thuốc nếu cần.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh viện quận Bình Thạnh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 25/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo