backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Chuyên gia giải đáp: Mẹ sau sinh bao lâu được uống nước dừa?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: Tuần trước

    Chuyên gia giải đáp: Mẹ sau sinh bao lâu được uống nước dừa?

    Dừa là một loại quả quen thuộc với chúng ta, với đa dạng công dụng khác nhau như giải khát, làm mứt, hay dùng để kho các món mặn… Nhờ có tính ứng dụng cao mà loại quả này rất được ưa chuộng. Đặc biệt, nước dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh. Vậy, phụ nữ sau sinh bao lâu được uống nước dừa?

    Việc nắm được thông tin sau sinh bao lâu thì được uống nước dừa sẽ giúp mẹ tối ưu hóa được lợi ích của loại thức uống tự nhiên này. Hãy cùng Hello Bacsi truy tìm câu trả lời cho vấn đề sau sinh bao lâu được uống nước dừa trong bài viết dưới đây. Đồng thời, những thông tin sau cũng mách mẹ cách uống nước dừa đúng chuẩn khoa học để vừa tốt cho mẹ, vừa lợi cho bé.

    Khám phá những lợi ích của nước dừa đối với phụ nữ sau sinh

    Trước khi đi tìm câu trả lời cho việc sau sinh bao lâu được uống nước dừa, hãy cùng tìm hiểu một số lợi ích mà nước dừa mang lại cho mẹ sau sinh. Những lợi ích bao gồm: 

  • Bù nước cho mẹ sau sinh: Nước dừa có tác dụng cung cấp nước, vitamin và chất điện giải rất tốt. Mẹ sau sinh uống nước dừa sẽ có cảm giác thanh nhiệt, giải nhiệt và bù lại lượng nước đã mất trong quá trình sinh nở.
  • Giúp sữa về nhanh và trong: Nước dừa chứa các chất dinh dưỡng như kali, đường tự nhiên và natri giúp mẹ có nhiều sữa hơn khi cho con bú.
  • Dễ tiêu hóa: Nước dừa có nhiều chất xơ hòa tan, chất điện giải giúp ngăn ngừa táo bón sau sinh và giảm nguy cơ khó tiêu. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh uống nước dừa sẽ giúp tránh nôn trớ, tiêu chảy và làm dịu dạ dày.
  • Kháng khuẩn, chống vi trùng hiệu quả: Nhờ có chứa monolaurin mà nước dừa có thể hỗ trợ kháng khuẩn, chống virus cho mẹ.
  • Hạ sốt cho mẹ sau sinh: Nước dừa có tính lành, mát, cung cấp nước và lượng muối đã mất đi cho cơ thể. Do đó, nước dừa có thể giúp mẹ hạ sốt sau sinh một cách đáng kể.
  • Duy trì huyết áp ổn định: Phụ nữ sau sinh có nguy cơ bị cao huyết áp và béo phì. Nước dừa chứa đầy đủ các chất điện giải giúp giữ huyết áp ổn định cho mẹ.
  • Giảm cân hiệu quả và tức thì: Nước dừa ít calo, rất phù hợp cho phụ nữ sau sinh thực hiện chiến dịch giảm cân.
  • Chống nhăn, chống lão hóa: Nhờ có có nhiều chất Cytokine hỗ trợ chống lão hóa, giảm sạm da, thâm nám.
  • Hỗ trợ chữa các bệnh về đường tiết niệu hiệu quả: Nhờ có tác dụng làm loãng nước tiểu và làm tan sỏi thận, nước dừa giúp điều trị và phòng ngừa các bệnh về đường tiết niệu cho phụ nữ sau sinh.
  • Tiếp theo, mời bạn cùng tìm hiểu vấn đề sau sinh bao lâu được uống nước dừa.

    Giải đáp thắc mắc: Sau sinh bao lâu được uống nước dừa?

    sau sinh bao lâu được uống nước dừa

    Mặc dù nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh, nhưng không phải thời điểm nào sau sinh uống nước dừa cũng tốt. Vậy, sau sinh bao lâu uống được nước dừa?

    Đối với câu hỏi sau sinh bao lâu được uống nước dừa, một số chuyên gia sức khỏe cho rằng sau quá trình sinh nở khoảng 1 tháng là mẹ có thể bắt đầu uống nước dừa mỗi tuần. Vậy, có phải câu trả lời cho vấn đề sau sinh bao lâu được uống nước dừa là 1 tháng sau sinh hay không?

    Thực tế, khả năng dung nạp nước dừa của mỗi phụ nữ sau sinh là khác nhau và còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó, đối với thắc mắc sau sinh bao lâu được uống nước dừa, nhiều ý kiến đề nghị rằng, để an toàn, mẹ sau sinh nên đợi từ 3 – 6 tháng rồi mới bắt đầu uống nước dừa. Nguyên nhân là vì nếu mẹ cho con bú và uống nước dừa vào tháng thứ 6 sau khi sinh, thì lúc này, cơ thể của bé đã phát triển hơn trước và có khả năng hấp thụ những dưỡng chất thiết yếu của nước dừa từ sữa mẹ hơn, ít có nguy cơ bị dị ứng hơn. Mẹ sau sinh trong thời điểm này cũng được phục hồi tốt hơn và có sức đề kháng tốt hơn, nên sẽ không bị lạnh bụng khi uống nước dừa.

    Lời khuyên của Hello Bacsi dành cho bạn đối với vấn đề sau sinh bao lâu được uống nước dừa là hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa nước dừa vào thực đơn hàng ngày của phụ nữ sau sinh. Bởi vì bác sĩ sẽ hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mẹ sau sinh, cũng như biết được cơ địa của mẹ và trẻ bú mẹ có thích hợp để uống nước dừa trong giai đoạn vừa mới sinh hay không.

    Bạn có thể quan tâm:

    Cách uống nước dừa sau sinh khoa học

    sau sinh bao lâu được uống nước dừa

    Ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc mẹ sau sinh bao lâu được uống nước dừa, nhiều mẹ bỉm sữa cũng quan tâm đến cách uống nước dừa khoa học cho phụ nữ sau sinh. Nếu cũng đang quan tâm đến vấn đề này, hãy để Hello Bacsi hướng dẫn cho bạn cách uống nước dừa sau sinh “đúng chuẩn”. Điều này giúp các mẹ bỉm nhận được những lợi ích của nước dừa và không có nguy cơ gặp phải bất lợi gì cho sức khỏe: 

    • Sau khi sinh con và bắt đầu uống nước dừa trở lại, mẹ chỉ nên uống 3-4 trái dừa/tuần. Nguyên nhân là vì nước dừa có tính hàn cao nếu uống quá nhiều có thể gây lạnh bụng. 
    • Mỗi lần uống nước dừa, phụ nữ sau sinh chỉ nên uống 1 ly và chỉ nên uống khi khát. Cách này sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng của nước dừa. 
    • Thời gian giữa các lần uống nước dừa cần cách nhau ít nhất một vài ngày. Điều này vừa giúp mẹ có đủ thời gian xem xét phản ứng dị ứng xảy ra ở trẻ bú mẹ, vừa giúp cân bằng chất dinh dưỡng cho mẹ sau sinh.
    • Chỉ nên uống nước dừa vào buổi sáng, tuyệt đối không uống nước dừa vào chiều tối khi mặt trời đã lặn.
    • Không uống nước dừa để lâu, bị biến chất hoặc trái dừa bị biến dạng.
    • Không uống nước dừa khi cơ thể cảm thấy lạnh hoặc mệt mỏi.

    Bạn có thể quan tâm:

    Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc sau sinh bao lâu được uống nước dừa, cũng như giúp bạn biết được cách uống nước dừa đúng chuẩn khoa học cho mẹ sau sinh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: Tuần trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo