backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Làm thế nào để són tiểu sau sinh không còn là ác mộng?

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung · Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Ngày cập nhật: 18/01/2021

    Làm thế nào để són tiểu sau sinh không còn là ác mộng?

    Són tiểu sau sinh là tình trạng không hề hiếm gặp nhưng với những phụ nữ lần đầu làm mẹ, điều này rất khó chia sẻ. Thật ra, có nhiều cách giúp bạn cải thiện tình trạng khó chịu này đấy.

    Tình trạng són tiểu sau sinh có thể khiến quãng thời gian hồi phục sau khi vượt cạn và chăm sóc bé của mẹ thêm vất vả. Thế nhưng, chỉ cần bạn hiểu nguyên nhân dẫn tới chứng này và biết cách khắc phục là có thể giảm nhẹ phần nào những khó chịu rồi đấy.

    Són tiểu sau sinh là gì?

    Nhìn chung, tiểu són sau sinh là hiện tượng rò rỉ một phần hoặc toàn bộ nước tiểu không tự chủ sau khi người phụ nữ mang thai và sinh con. Tình trạng này có thể giống như rò rỉ hoặc chảy một ít nước tiểu khi bàng quang quá đầy, khi thực hiện một hoạt động thể chất như chạy và nhảy hoặc khi thực hiện các cử động mạnh như ho và hắt hơi.

    Nếu thường xuyên bị són tiểu khi mang thai, bạn cũng có nhiều khả năng gặp vấn đề này sau sinh. Nghiên cứu khoa học cho thấy những phụ nữ bị són tiểu khi mang thai có nguy cơ mắc chứng són tiểu sau sinh cao hơn gấp 3 lần ở 3 tháng sau sinh.

    Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ cho biết có ba loại són tiểu:

  • Són tiểu do áp lực: Loại són tiểu này là do bạn thực hiện các hoạt động tạo áp lực lên bàng quang như ho, cười, hắt hơi, chạy, nhảy hoặc tập thể dục.
  • Tiểu són cấp: Đây là tình trạng muốn đi tiểu đột ngột, không kiểm soát được và thường dẫn đến rò rỉ nước tiểu.
  • Tiểu són kết hợp: Đây là dạng kết hợp giữa tiểu són do áp lực và tiểu són cấp.
  • Cả ba dạng són tiểu này đều có thể xảy ra ở phụ nữ sau sinh dù chứng són tiểu do áp lực phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ tuổi mới sinh con.

    Nguyên nhân gây són tiểu sau sinh

    bị són tiểu sau sinh

    Các bác sĩ cho rằng chứng són tiểu sau sinh có liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố di truyền và phương pháp sinh con.

    Cụ thể, phụ nữ sinh thường có nhiều nguy cơ bị tiểu són sau sinh hơn phụ nữ sinh mổ. Ngoài ra, nạn cũng có nguy cơ mắc chứng này cao nếu bạn:

    • Thừa cân
    • Mang đa thai
    • Từng mang thai và sinh con
    • Són tiểu khi mang thai hoặc trước đó
    • Sinh thường nhưng người đỡ dùng kẹp để hỗ trợ sinh
    • Sinh thường nhưng người đỡ dùng giác hút để hỗ trợ sinh

    Ngoài những nguyên nhân trên, còn có lý thuyết cho rằng nguyên nhân gây nên tình trạng tiểu rắt là do chấn thương trong quá trình sinh nở. Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng bản thân quá trình sinh nở không gây són tiểu mà là do các cơ và cấu trúc hỗ trợ bàng quang gọi là sàn chậu bị tổn thương trong thai kỳ. Quá trình mang thai gây áp lực lên các cơ của sàn chậu, nơi hỗ trợ bàng quang. Các cơ này bị suy yếu do em bé ngày càng lớn và do áp lực trong quá trình sinh nở, dẫn đến việc kiểm soát bàng quang cũng bị ảnh hưởng.

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới tiểu són. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học chứng minh yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng này:

  • Sinh con nặng cân
  • Quá trình sinh con kéo dài
  • Rách tầng sinh môn sâu trong quá trình sinh nở
  • Cách khắc phục tiểu rắt sau sinh

    Việc điều trị chứng són tiểu sau sinh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và nguyên nhân gây ra chứng này. Tuy nhiên, có một số cách khắc phục bạn có thể tham khảo như sau:

    • Tập các bài tập tăng cường cơ sàn chậu. Khi tăng cường các cơ sàn chậu hỗ trợ bàng quang, bạn có thể kiểm soát bàng quang tốt hơn.
    • Dùng thuốc để giảm tiểu gấp và tần suất đi tiểu
    • Phẫu thuật để hỗ trợ niệu đạo để giảm tiểu són
    • Kích thích dây thần kinh để phục hồi các dây thần kinh kết nối với bàng quang

    Việc chăm sóc cho bản thân và cả bé yêu sau sinh là vô cùng vất vả và khó khăn. Vậy nên, bạn đừng để những khó chịu nhỏ như chứng tiểu rắt khiến giai đoạn này thêm mệt mỏi nhé.

    Cách ngăn ngừa tình trạng này xuất hiện

    són tiểu sau sinh

    Để ngừa tiểu gắt, bạn cần bảo vệ sàn chậu khỏi những tổn thương có thể xảy ra trong thai kỳ. Cách bảo vệ sàn chậu hợp lý bạn có thể cân nhắc là tập thể dục. Trong thai kỳ, việc tập luyện thể chất thật ra rất tốt nếu bạn không thuộc những trường hợp đặc biệt cần tránh vận động trong thai kỳ. Tuy nhiên, để ngừa són tiểu sau sinh hiệu quả và bảo vệ bé yêu trong bụng, bạn cần tập tập theo hướng dẫn bác sĩ.

    Bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ vật lý trị liệu để được tư vấn các bài tập tập thể dục cụ thể tập trung vào sàn chậu thích hợp cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, việc duy trì các bài tập tăng cường cơ trọng tâm trong suốt thai kỳ cũng có thể có ích. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các bài tập yoga cho bà bầu phù hợp với mình.

    Khi tập, bạn hãy lưu ý tránh các bài tập có tác động mạnh như động tác jumping jack hoặc nhảy dây vì những bài tập này có thể gây thêm áp lực lên sàn chậu.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

    Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


    Ngày cập nhật: 18/01/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo