backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Giải đáp thắc mắc: Bà đẻ ăn dưa hấu được không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 11/08/2023

    Giải đáp thắc mắc: Bà đẻ ăn dưa hấu được không?

    Mùa hè nóng nực nên việc được thưởng thức những lát dưa hấu ngọt lịm, mát lạnh quả thật có tính giải nhiệt mà ít có món nào sánh bằng. Tuy nhiên, bà đẻ ăn dưa hấu được không, có ảnh hưởng đến em bé không là thắc mắc phổ biến của không ít phụ nữ sau sinh. 

    Dưa hấu là một loại trái cây quen thuộc và được nhiều người yêu thích, nhất là vào mùa hè do có vị ngọt mát rất hấp dẫn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ sau sinh, việc ăn dưa hấu lại là thắc mắc được quan tâm bởi nhiều người cho rằng ăn loại trái cây này sẽ dễ gây khó tiêu, lạnh bụng, đau bụng, có thể khiến bé bú mẹ bị tiêu chảy… Vậy liệu bà đẻ có ăn được dưa hấu không? Bài viết này, mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thắc mắc bà đẻ ăn dưa hấu được không cũng như các lưu ý đi kèm nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé!

    Thành phần dinh dưỡng của dưa hấu 

    Trước khi đi tìm câu trả lời cho thắc mắc bà đẻ ăn dưa hấu được không và tại sao loại quả này lại được phụ nữ sau sinh quan tâm đến vậy, mời bạn cùng tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của dưa hấu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 152 gram dưa hấu chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng sau:

    • Calo: 46
    • Đạm: 1 gram
    • Chất béo: dưới 1 gram
    • Carbohydrate: 12 gram
    • Chất xơ: dưới 1 gram
    • Vitamin C: 14% DV
    • Đồng: 7% DV
    • Axit pantothenic (vitamin B5): 7% DV
    • Tiền tố vitamin A: 5% DV

    * DV: Giá trị dinh dưỡng hằng ngày 

    Ngoài các dưỡng chất thiết yếu kể trên, dưa hấu còn chứa một số hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe như citrulline và lycopene. Citrulline có khả năng tăng cường sản sinh axit nitric, giúp giãn mạch máu và cải thiện tuần hoàn máu. Trong khi đó, lycopene mang đến tác dụng ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư và viêm khớp. 

    Như vậy có thể thấy, dưa hấu không những là loại trái cây thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng. Tuy nhiên, quãng thời gian ngay sau khi sinh là giai đoạn cơ thể cần được phục hồi sau quá trình mang thai, chuyển dạ sinh nở với nhiều khó khăn, vất vả. Các bộ phận như dạ dày, đường ruột, tử cung, vết mổ hay vết rách âm đạo đều còn yếu và dễ bị tổn thương. Do đó, việc ăn uống cần được chú ý và điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng. 

    Tuy thế, có một số ý kiến cho rằng, dưa hấu là loại quả có tính hàn, dễ gây tiêu chảy hoặc ợ hơi và không thích hợp cho phụ nữ sau sinh. Vậy liệu phụ nữ sau sinh ăn dưa hấu được không hay bà đẻ ăn dưa hấu được không? Hãy cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này ngay sau đây.

    Giải đáp thắc mắc: Bà đẻ ăn dưa hấu được không?

    bà đẻ ăn dưa hấu được không

    Dưa hấu là loại quả chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, có tác dụng giúp bổ sung nước, điện giải, một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế, phụ nữ sau sinh có thể thưởng thức dưa hấu ở lượng vừa phải để nhận được những dưỡng chất thiết yếu. 

    Dưới đây là một số lợi ích mà dưa hấu mang đến cho mẹ sau sinh, bao gồm:

    • Tốt cho sức khỏe: Dưa hấu là một loại trái cây giàu nước, chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin C, vitamin A và kali. Việc ăn loại trái cây này có thể giúp mẹ sau sinh duy trì sự cân bằng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
    • Cung cấp folate: Folate (axit folic) là một chất quan trọng giúp hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào và sự phát triển của mô tế bào mới. Việc bổ sung dưa hấu vào thực đơn cho mẹ sau sinh cũng cung cấp một lượng nhất định folate, giúp hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh.
    • Tăng cường nguồn sữa: Dưa hấu chứa rất nhiều nước nên khi ăn một lượng hợp lý có thể giúp mẹ sau sinh giải khát và duy trì lượng chất lỏng cần thiết trong cơ thể. Điều này sẽ tác động tích cực đến việc sản xuất sữa mẹ, giúp cung cấp đủ lượng sữa cho con bú.
    • Giảm táo bón: Do chứa nhiều chất xơ nên bà đẻ ăn dưa hấu còn có thể hỗ trợ làm giảm chứng táo bón sau sinh.

    Lưu ý khi ăn dưa hấu sau sinh 

    bà đẻ ăn dưa hấu được không

    Bên cạnh việc tìm hiểu liệu bà đẻ ăn dưa hấu được không, Hello Bacsi cũng muốn đưa ra thêm một vài lưu ý để mẹ sau sinh có thể thưởng thức dưa hấu một cách ngon miệng và an toàn:

    • Nên chọn mua dưa hấu có dán tem nhãn bán tại siêu thị hoặc các điểm bán uy tín nhằm đảm bảo dưa được canh tác đúng chuẩn, không chứa chất bảo quản hoặc thuốc trừ sâu.
    • Không nên ăn những quả dưa hấu đã để lâu hoặc có mùi chua.
    • Ăn dưa hấu một cách điều độ, không nên ăn quá nhiều vì khiến mẹ sau sinh ăn các thức ăn khác ít lại, làm thiếu hụt các dưỡng chất, hơn nữa ăn quá nhiều dưa hấu có thể gây đầy hơi, khó tiêu.
    • Bà đẻ cũng nên tránh ăn dưa hấu vào buổi tối vì có thể gây lợi tiểu quá mức, dẫn đến khó ngủ.
    • Phần dưa hấu ăn không hết nên được bảo quản trong hộp kín có nắp đậy hoặc bọc lại bằng màng bọc thực phẩm nhằm đảm bảo tối đa an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Có nhiều cách khác nhau trong việc chế biến dưa hấu để phụ nữ sau sinh có thể ăn ngon miệng hơn, chẳng hạn như:

    • Nước ép dưa hấu tươi: Dưa hấu ép nước sẽ giúp bổ sung nước lẫn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nước ép dưa hấu cũng rất ngon và dễ uống, đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức.
    • Dưa hấu trộn với sữa chua: Dưa hấu trộn với sữa chua là một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng. Sữa chua giúp cân bằng vị ngọt của dưa hấu, đồng thời cung cấp thêm protein và canxi cho cơ thể mẹ sau sinh.
    • Dưa hấu làm salad trái cây: Dưa hấu làm salad trái cây không những là món ăn đẹp mắt mà còn rất ngon miệng. Bạn có thể kết hợp dưa hấu với các loại trái cây khác như kiwi, dâu tây, chuối… và một chút sữa chua hoặc mật ong để có đĩa salad thơm ngon. Món salad này không chỉ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất mà còn cung cấp lượng chất xơ thiết yếu giúp tránh táo bón sau sinh. 

    Trên đây là những thông tin xoay quanh chủ đề bà đẻ ăn dưa hấu được không và các lưu ý đi kèm khi ăn loại trái cây này. Đừng quên truy cập Hello Bacsi thường xuyên để cập nhật thêm các bài viết hữu ích về chủ đề dinh dưỡng cho mẹ sau sinh nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Văn Thu Uyên

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 11/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo