backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mang thai với tử cung một sừng: Những điều bạn cần biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 08/05/2020

    Mang thai với tử cung một sừng: Những điều bạn cần biết

    Phụ nữ bị dị tật tử cung một sừng vẫn có thể mang thai bình thường nếu tử cung phát triển khỏe mạnh, tuy nhiên nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ là rất cao.

    Tử cung một sừng là một dị tật tử cung bẩm sinh (bất thường tử cung) hiếm gặp, khoảng 2 – 8% phụ nữ bị chẩn đoán vô sinh do nguyên nhân này. Mặc dù đã có những ca mang thai thành công nhưng tình trạng này vẫn có những rủi ro nhất định. Nếu bạn không may mắc phải và đang cần tìm hiểu thêm thông tin, hãy tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi nhé.

    Tử cung một sừng là gì?

    Tử cung một sừng là tình trạng tử cung không phát triển hoàn toàn, chỉ có một ống dẫn trứng thay vì hai (ống còn lại không phát triển). Ngoài ra, kích thước của tử cung cũng nhỏ hơn bình thường và có thể không liên kết với các phần khác của tử cung. Điều này khiến khả năng kích thích buồng trứng kém đi rất nhiều.

    Đây là một dị tật bẩm sinh rất hiếm gặp với tỷ lệ 1/1.000. Tình trạng bất thường này phát triển từ giai đoạn sớm của cuộc đời, khi mô tạo nên tử cung phát triển không đúng cách.

    Làm thế nào để phát hiện tình trạng tử cung một sừng?

    Tử cung một sừng thường khó phát hiện do các triệu chứng nhận biết thường dễ bị nhầm lẫn. Khoảng 65% phụ nữ gặp phải tình trạng này phát hiện khi đi khám vô sinh, hiếm muộn. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có một số triệu chứng như:

  • Đau vùng chậu mạn tính hoặc đau bụng trong kỳ kinh nguyệt: Nguyên nhân là do dịch kinh nguyệt tích tụ trong cơ thể, không thể thoát ra ngoài dẫn đến các cơn đau.
  • Tích huyết tử cung: Là tình trạng máu tích tụ trong tử cung, không thể thoát ra ngoài. Các triệu chứng thường gặp là đau bụng dưới và đường giữa xương chậu trong thời gian kinh nguyệt, đi tiểu thường xuyên hoặc bí tiểu.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung (hay màng trong tử cung, mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung) phát triển bên ngoài tử cung. Triệu chứng phổ biến nhất là đau vùng chậu mãn tính, đặc biệt là ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt.
  • Không mang thai: Bạn không mang thai dù đã kết hôn nhiều năm và không sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ.
  • Sinh non và sảy thai.
  • Chẩn đoán tử cung một sừng như thế nào?

    bác sĩ tư vấn tử cung một sừng

    Tình trạng này ít được phát hiện cho đến khi người phụ nữ gặp phải các biến chứng thai kỳ như vô sinh, sảy thai nhiều lần hoặc sinh non. Có một số xét nghiệm có thể giúp phát hiện tình trạng và giúp điều trị kịp thời:

    • Xét nghiệm vùng chậu
    • Xét nghiệm hình ảnh: chụp MRI, siêu âm ba chiều
    • Nội soi
    • Nội soi buồng tử cung

    Tử cung một sừng ảnh hưởng đến việc mang thai như thế nào?

    Chị em vẫn có thể mang thai và sinh đẻ bình thường nếu tử cung “một sừng” phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ là rất cao.

    • Sảy thai: Hình dạng tử cung bất thường khiến lưu lượng máu đến tử cung và nhau thai không đủ.
    • Sinh non: Do kích thước tử cung nhỏ hơn bình thường làm cho thai nhi không có đủ không gian để phát triển. Ngoài ra, bạn cũng dễ gặp phải tình trạng ngôi thai bất thường (ngôi ngược). Lúc này, mẹ bầu sẽ được can thiệp sinh mổ thay vì sinh thường.
    • Mang thai ngoài tử cung: Tình trạng trứng được thụ tinh bên ngoài tử cung, thường là trong ống dẫn trứng. Lúc này, bác sĩ sẽ can thiệp để chấm dứt thai kỳ do thai không thể tồn tại và phát triển bên ngoài tử cung.
    • Chảy máu nhiều: Điều này có thể đe dọa đến tính mạng bà bầu và làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm trong tam cá nguyệt thứ nhất hoặc thứ hai.
    • Thai nhi chậm phát triển: Cân nặng và kích thước của thai nhi có thể thấp hơn so với bình thường.
    • Nhau tiền đạo: Là tình trạng nhau thai nhằm ở vị trí thấp nhất của tử cung dẫn đến bánh nhau che một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Đây là nguyên nhân chính gây xuất huyết khi mang thai.
    • Nhau bong non: Tình trạng nhau bị tróc ra khỏi thành tử cung trước khi sinh (thường là sau tuần thứ 20). Dù là một phần hay hoàn toàn, bé cũng sẽ gặp nguy hiểm do không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng.
    • Suy thai trong tử cung: Tình trạng này có thể dẫn đến thai chết lưu.

    Tử cung một sừng có ảnh hưởng đến việc thụ thai không?

    tìm hiểu về tử cung một sừng

    Không những gây ra các biến chứng sản khoa, tình trạng tử cung một sừng còn làm giảm khả năng thụ thai của phụ nữ xuống gần 50%. Nếu tử cung một sừng phát triển không tốt thì người phụ nữ khó có thể thụ thai.

    Và dù có mang thai thì bạn cũng sẽ rất dễ gặp phải các rủi ro trong thai kỳ. Dưới đây là các nguy cơ có thể gặp phải khi mang thai với tử cung một sừng mà bạn nên biết:

    • Sinh non
    • Thai ngoài tử cung
    • Đình chỉ thai ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai
    • Suy thai trong tử cung…
    • Vỡ tử cung

    Hiện có nhiều cách để điều trị vô sinh nhưng việc điều trị vô sinh do tử cung một sừng thường khá khó khăn, bởi đây là tình trạng bẩm sinh. Tuy nhiên, cũng có những phương pháp mà bạn có thể thử.

    Điều trị tử cung một sừng như thế nào?

    Điều trị tử cung một sừng rất khó và ít khi thành công do kích thước của tử cung không thể được mở rộng bằng phẫu thuật. Dưới đây là một số cách thường được khuyến nghị:

    • Khâu cổ tử cung: Phương pháp điều trị này thường được khuyến cáo cho những trường hợp có tiền sử sảy thai, sinh non và cổ tử cung không đủ khỏe. Trong thủ tục này, cổ tử cung được khâu đóng lại trong quá trình mang thai.
    • Phẫu thuật nội soi: Phương pháp điều trị này được tiến hành để loại bỏ phần tử cung bị cô lập, gây đau bụng do máu kinh nguyệt tích tụ.
    • Chăm sóc đặc biệt: Nếu tử cung một sừng phát triển khỏe mạnh, bạn vẫn có thể thụ thai và mang thai bình thường. Tuy nhiên, rủi ro gặp phải là rất lớn, mẹ bầu có nguy cơ cao bị vỡ tử cung vào cuối tam cá nguyệt thứ hai do không đủ không gian. Khi mang thai, bạn cần hết sức thận trọng, đi khám thai đúng lịch, tuân thủ các chỉ định cảu bác sĩ… để tránh rủi ro cho mẹ và bé.

    Ngân Phạm / HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 08/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo