backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Chuyên gia sản khoa tư vấn cách uống nước để vào ối đơn giản hiệu quả!

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/03/2024

    Chuyên gia sản khoa tư vấn cách uống nước để vào ối đơn giản hiệu quả!

    Nếu bạn đang quan tâm đến việc tìm hiểu cách uống nước để vào ối, hãy cùng Hello Bacsi khám phá cách thức và lời khuyên hữu ích từ chuyên gia sản khoa thông qua bài viết sau. Bằng cách áp dụng những thông tin này, bạn có thể tăng lượng nước ối và cải thiện sức khỏe thai kỳ. 

    Khi mang thai, tử cung của người mẹ sẽ hình thành một túi tạo ra nước ối. Dịch lỏng này đóng vai trò như một chiếc đệm giúp bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ. Trong một số trường hợp, người mẹ có thể đối diện với vấn đề bị thiếu nước ối.

    Tình trạng thiếu nước ối có thể gây nên nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Thiếu ối có thể là một hậu quả từ sự phát triển bất thường của thai nhi, bệnh lý từ phía mẹ, diễn tiến tự nhiên ở thai quá ngày hoặc vô căn… Trong khi đó, uống nước hay truyền dịch là một điều trị mong đợi ở những trường hợp thiếu ối đơn độc vô căn khi mà chưa có chỉ định chấm dứt thai kỳ vì vẫn còn bằng chứng cho thấy có thể cải thiện lượng nước ối. Ở trường hợp này, việc biết cách uống nước để vào ối vẫn có thể cải thiện được tình trạng thiếu ối.

    Vậy cách uống nước để vào ối và thời gian uống nước khi mang thai thế nào là hợp lý? Hãy đọc ngay bài viết này của Hello Bacsi để tìm được lời giải đáp từ chuyên gia sản khoa bạn nhé!

    Nước ối có vai trò gì? Tại sao mẹ bầu lại bị thiếu ối?

    Trước khi đi tìm hiểu các cách uống nước để vào ối, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nước ối có vai trò gì trong thai kỳ và nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị thiếu nước ối.

    1. Nước ối có vai trò gì?

    Trước khi tìm hiểu cách uống nước để vào ối, chúng ta cần hiểu rõ vai trò của chất lỏng này đối với thai kỳ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nước ối được tiết ra bởi các màng của nhau thai và qua thẩm thấu từ mẹ. Sau 16 tuần, nguồn gốc nước ối chủ yếu là từ nước tiểu của thai nhi.

    Vậy vai trò của nước ối là gì? Đối với thai kỳ, nước ối giúp:

    • Tạo môi trường ấm áp ổn định cho thai nhi phát triển
    • Bảo vệ thai nhi chống lại những chấn thương cơ học
    • Giúp thai nhi co duỗi hoạt động dễ dàng trong bụng mẹ
    • Hỗ trợ hệ hô hấp, tiêu hóa, cơ xương của thai nhi phát triển bình thường
    • Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng
    • Cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi trong giai đoạn đầu.

    2. Mẹ bầu bị thiếu ối: Nguyên nhân do đâu? 

    cách uống nước để vào ối

    Trong tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi sẽ bắt đầu tập thở và nuốt nước ối. Trong một số trường hợp, lượng nước ối có thể đo được thông qua phương pháp siêu âm quá thấp hoặc quá cao. Nếu kết quả đo lượng nước ối quá thấp thì được gọi là thiếu ối.

    Nguyên nhân thiếu nước ối thường có liên quan đến các yếu tố sau:

    • Dị tật bẩm sinh: Các bất thường bẩm sinh nhiễm sắc thể, dị tật thận, đường tiết niệu của thai nhi hoặc nhiễm trùng bào thai có thể khiến lượng nước tiểu được sản xuất ra ít hơn.
    • Các biến chứng ở mẹ: Các yếu tố như mất nước ở mẹ, tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường và thiếu oxy mãn tính có thể ảnh hưởng đến lượng nước ối.
    • Các vấn đề về nhau thai: Nếu nhau thai không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng, thai nhi bé có thể ngừng tái sử dụng lượng chất lỏng trong túi ối.
    • Rò rỉ hoặc vỡ ối: Việc màng ối bị rách gây rò rỉ nước ối hoặc vỡ ối non chính là nguyên nhân dẫn đến vấn đề này.
    • Thai suy dinh dưỡng: Tình trạng thiếu dinh dưỡng, giảm lượng máu đến thai nhi sẽ dẫn đến giảm lượng máu đến thận và giảm sản xuất nước tiểu.
    • Mang thai quá ngày (thai già tháng): Càng về cuối thai kỳ lượng nước ối càng giảm, mức độ giảm nhanh hơn nếu sau 40 tuần mang thai.
    • Vô căn: Tình trạng thiếu ối nhưng không thể xác định được nguyên nhân.

    Dấu hiệu thiếu nước ối là gì?

    Trước khi đi tìm câu trả lời về cách uống nước để vào ối, chúng ta cần tìm hiểu thêm các dấu hiệu thiếu ối dựa trên chia sẻ của các chuyên gia:

    • Chu vi vòng bụng nhỏ hơn so với kích thước bình thường của thai kỳ
    • Có tiền sử bị thiếu ối trong những lần mang thai trước
    • Bác sĩ chẩn đoán thiếu ối qua siêu âm.

    Mách mẹ bầu cách uống nước để vào ối dễ, hiệu quả 

    cách uống nước để vào ối

    Đọc đến đây hẳn bạn đã rõ, tình trạng thiểu ối có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tin vui là trong một số trường hợp, việc uống đủ nước có thể giúp cải thiện tình trạng thiểu ối cho mẹ bầu. Bên cạnh tuân thủ các quy trình chăm sóc và quản lí thai kỳ của bác sĩ khuyến cáo, việc duy trì thói quen uống đủ nước cũng là việc làm đơn giản, có lợi cho sức khỏe. Cách uống nước để vào ối đơn giản như sau:

    1. Đảm bảo uống 2-2,5 lít nước một ngày

    Có không ít mẹ bầu thắc mắc rằng uống gì để tăng nước ối nhanh? Câu trả lời đó chính là nước lọc.

    Mỗi ngày mẹ bầu nên uống khoảng 8 – 10 ly tương đương 2 – 2,5 lít nước, có thể uống nhiều hơn nếu thời tiết nắng nóng khiến bạn đổ mồ hôi. Khi cơ thể mẹ bầu được cung cấp đầy đủ nước thì lượng nước ối có thể được cải thiện.

    2. Uống nước vào buổi sáng

    Thói quen uống nước vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy là cách uống nước để vào ối mẹ bầu nên áp dụng. Mẹ chỉ cần 1 cốc nước ấm trước khi ăn sáng, thì cơ thể sẽ trao đối chất tốt hơn; nhờ đó quá trình sản xuất nước ối cũng tốt hơn.

    Uống gì để tăng nước ối nhanh? Cách tốt nhất là mẹ bầu nên uống nước ấm và có thêm một lát chanh tươi cùng 1 thìa mật ong để bổ sung thêm dưỡng chất hệ miễn dịch cũng như vitamin cho cơ thể.

    3. Cách uống nước để vào ối: Uống nước trước khi ngủ

    Nếu bị đổ mồ hôi khi ngủ, để tránh mất nước và dưỡng ẩm cơ thể, mẹ bầu nên uống một ly nước trước khi lên giường. Khi uống nước, cơ thể mẹ cũng nhận được nguồn nước dự trữ và nguồn nước ối cũng được cung cấp liên tục cho thai nhi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc uống nhiều nước trước khi ngủ có thể khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, bạn chỉ nên uống lượng vừa phải, có thể tăng cường uống vào buổi sáng.

    4. Sau khi ăn 30 phút nên uống nước

    cách uống nước để vào ối

    Ngay sau khi ăn, mẹ bầu không nên uống nước vì sẽ làm loãng dịch dạ dày gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Cách uống nước để vào ối tốt nhất là mẹ bầu nên đợi ít nhất 30 phút sau bữa ăn. Mỗi lần uống, mẹ bầu chỉ cần uống khoảng 200 ml nước ấm hoặc nước trái cây sẽ giúp cơ thể được thoải mái hơn.

    5. Cách uống nước để vào ối: Uống nước sau khi tắm

    Cơ thể sẽ nóng hơn, các mạch máu giãn ra, nhịp tim nhanh hơn sau khi chúng ta tắm. Sự thay đổi này giúp cân bằng nhiệt cho cơ thể nhưng lại dẫn đến mất nước. Vậy nên, uống nước sau khi tắm là cách uống nước để vào ối và để bù nước cho cơ thể. Tốt nhất, nếu uống nước ở thời điểm này, các mẹ bầu nên uống nước ấm.

    6. Nên uống nước mỗi khi mệt mỏi 

    Khi cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, việc uống một ly nước mát hòa chút mật ong hoặc uống nước ép trái cây sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

    Mẹ bầu cần làm gì để tăng lượng nước ối?

    Khi được chẩn đoán đang gặp phải tình trạng thiểu ối trong thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và thai nhi của nhân viên y tế. Các yêu cầu cần tuân thủ và hướng dẫn cụ thể sẽ tùy vào nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu ối, tuổi thai, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu…

    Trong trường hợp bác sĩ đề nghị mẹ tiếp tục theo dõi và khuyên uống nhiều nước, mẹ có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng nước ối nhanh như rau, trái cây, thực phẩm nhiều nước, giàu vitamin và khoáng chất… Mẹ cũng nên nhớ những thực phẩm này cũng chỉ giúp cải thiện tình trạng mà thôi. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tránh các loại thực phẩm theo lời khuyên từ bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý.

    Hello Bacsi hy vọng rằng thông qua bài viết, các mẹ bầu đã rõ được cách uống nước để vào ối để tăng lượng nước ối cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Văn Thuận

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 28/03/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo