Nguy cơ nếu chỉ số bạch cầu tăng cao khi mang thai
Khi hệ miễn dịch tự điều chỉnh để phù hợp với thiên thần nhỏ phát triển bên trong, có khả năng chỉ số bạch cầu tăng theo từng khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, điều này không khác thường và ít cần đến biện pháp cấp cứu.
Nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng đáng lo lắng như sốt, tăng huyết áp, căng thẳng cấp tính hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến miễn dịch, hãy đến bác sĩ ngay lập tức.
Nguyên nhân khiến tăng bạch cầu khi mang thai
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng hoặc giảm bạch cầu ở phụ nữ mang thai hoặc không mang thai là tương tự nhau. Chỉ số bạch cầu tăng quá cao nhưng không rõ lý do sẽ gây ra nhiều bệnh lý khác nhau. Mẹ bầu nên tránh một số yếu tố có thể kích thích tình trạng này bao gồm:
1. Căng thẳng

Sự căng thẳng khi mang thai không chỉ do cảm xúc mà còn do sự thay đổi về thể chất. Căng thẳng khiến chỉ số bạch cầu tăng cao hơn tỷ lệ thông thường để bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng tiêu cực. Do đó, mẹ bầu nên tập yoga và thiền để loại bỏ căng thẳng.
2. Nhiễm trùng
Bất kỳ hình thức nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm và gây nên các bệnh từ cảm lạnh thông thường đến nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) đều khiến chỉ số bạch cầu tăng khi mang thai. Mẹ bầu nên thận trọng nhằm giữ an toàn cho bản thân bằng cách tăng cường bổ sung vitamin cần thiết, vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Hệ miễn dịch của bạn đang phải làm việc cật lực hơn bao giờ hết trong thời gian mang thai. Do vậy, hãy chăm sóc cơ thể thật tốt nhé.
3. Viêm nhiễm
Các bệnh viêm và phản ứng dị ứng liên quan cũng sẽ dẫn đến hiện tượng chỉ số bạch cầu tăng. Trong các trường hợp này, các tế bào bạch cầu vội vã đến các khu vực cần giúp đỡ và phát triển tại đó khiến cơ thể chưa kịp phản ứng. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng kỹ thuật, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng để hạn chế tình trạng trên.
4. Bệnh bạch cầu hoặc các bệnh tự miễn
Các bệnh tự miễn như Crohn và Graves hoặc bệnh bạch cầu đều làm tăng các tế bào bạch cầu không chức năng. Không giống như trong các trường hợp khác, các tế bào này không làm gì cả mà chỉ tăng đến mức đáng báo động.
Vô số thay đổi trong cơ thể sẽ xảy ra trong khi mang thai và thậm chí sau đó nữa. Tăng bạch cầu trong thai kỳ không phải là điều đáng lo ngại, nhưng bất kỳ dấu hiệu suy yếu miễn dịch nào cũng nên được quan sát kỹ lưỡng.