backup og meta
Chuyên mục

6

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Tinh trùng gặp trứng: Dấu hiệu nào cho biết quá trình thu thai thành công?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 13/03/2024

    Tinh trùng gặp trứng: Dấu hiệu nào cho biết quá trình thu thai thành công?

    Khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai thành công, bạn sẽ trở thành mẹ của một sinh linh bé bỏng dần lớn lên mỗi ngày. Tuy nhiên làm thế nào để có thể sớm nhận biết dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng hay dấu hiệu thụ thai thành công sau khi quan hệ nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ?

    Nhiều người ví cuộc hành trình của tinh trùng gặp trứng cũng gian nan chẳng kém các chiến binh ra trận. Vậy dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng là gì? Thời gian tinh trùng gặp trứng là bao lâu? Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ? Để hiểu hơn về cách tinh trùng gặp trứng, dấu hiệu trứng đã thụ tinh thành công là gì, mời bạn tham khảo những chia sẻ của bác sĩ sản phụ khoa Tạ Trung Kiên qua bài viết sau của Hello Bacsi nhé!

    Rụng trứng diễn ra như thế nào?

    Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc các dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng thành công là gì hay dấu hiệu thụ thai thành công sau khi quan hệ, hãy cùng tìm hiểu về việc rụng trứng diễn ra như thế nào.

    Sự rụng trứng bình thường sẽ diễn ra vào khoảng ngày thứ 14 đối với một chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày. Tuy nhiên trên thực tế chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người diễn ra có thể khác nhau và không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt điển hình 28 ngày, do đó việc xác định được chính xác thời điểm rụng trứng là khá khó khăn. Một cách chung nhất, sự rụng trứng diễn ra trong khoảng thời gian bốn ngày trước và bốn ngày sau điểm chính giữa của chu kỳ kinh nguyệt.

    Quá trình tinh trùng gặp trứng diễn ra như thế nào? 

    dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng
    Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng

    Nhiều chị em thường thắc mắc những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng là gì hay có thể nhận biết các dấu hiệu trứng đã thụ tinh sau khi quan hệ không? Trước khi khám phá câu trả lời cho các thắc mắc này, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về hành trình tinh trùng gặp và thụ tinh cho trứng.

    1. Trứng rụng chuẩn bị gặp tinh trùng

    Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng thường sẽ giải phóng một quả trứng trưởng thành. Cách tính ngày rụng trứng sẽ được ước lượng dựa vào cột mốc khoảng 2 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất hoặc dùng que thử rụng trứng. 

    2. Trứng di chuyển vào ống dẫn trứng

    Sau khi được phóng khỏi buồng trứng, trứng sẽ di chuyển vào ống dẫn trứng và chờ đợi để được thụ tinh. 

    3. Cách tinh trùng gặp trứng: bơi đến nơi có trứng

    Trong một lần xuất tinh, một người đàn ông có thể xuất từ 40 triệu đến 150 triệu tinh trùng. Lượng tinh trùng này sau đó bắt đầu bơi ngược dòng về phía ống dẫn trứng để thực hiện một nhiệm vụ duy nhất: thụ tinh cho trứng. Vậy thời gian tinh trùng gặp trứng là bao lâu hay tinh trùng bơi bao lâu thì gặp được trứng?

    Tinh trùng bơi nhanh có thể đến trứng trong vòng 30 phút, trong khi những tinh trùng khác có thể mất nhiều ngày. Tinh trùng có thể sống tới khoảng 5 ngày trong cơ thể người nữ. Chỉ vài trăm tinh trùng mạnh mẽ nhất mới có thể tiến đến gần quả trứng vì phải vượt qua nhiều chướng ngại vật tự nhiên trong cơ thể phụ nữ. 

    4. Tinh trùng thụ tinh với trứng

    Tinh trùng gặp trứng bao lâu thì thụ thai? Sau khi gặp trứng, tinh trùng sẽ mất khoảng 24 giờ để thụ tinh với trứng. Khi trứng được thụ tinh, bề mặt của trứng thay đổi để không có tinh trùng nào khác có thể xâm nhập. Tại thời điểm thụ tinh, các đặc điểm gen di truyền của em bé đã hoàn tất theo nhiễm sắc thể, bao gồm cả việc xác định giới tính (bé là trai hay gái).

    5. Các tế bào bắt đầu phân chia

    Trứng được thụ tinh bắt đầu phát triển nhanh và phân chia thành nhiều tế bào. Trứng sẽ rời khỏi ống dẫn trứng và đi vào tử cung trong vòng 6 ngày sau khi thụ tinh. Trong một số ít trường hợp, trứng được thụ tinh lại bám vào ống dẫn trứng. Trường hợp này được gọi là mang thai ngoài tử cung và có thể gây ra nhiều rủi ro sức khỏe cho người mẹ.

    6. Trứng thụ tinh bắt đầu làm tổ

    hành trình tinh trùng gặp trứng

    Dấu hiệu thụ thai thành công hay tinh trùng gặp trứng bao lâu thì làm tổ, dấu hiệu trứng đã thụ tinh sau khi quan hệ là gì? Sau khi đến tử cung, trứng được thụ tinh sẽ bám vào niêm mạc tử cung, được gọi là nội mạc tử cung. Quá trình này được gọi là trứng làm tổ xảy ra trong khoảng 3 – 4 ngày sau khi vào trong tử cung và thường hoàn thành quá trình làm tổ trong nội mạc vào ngày thứ 10 sau khi được thụ tinh ở ống dẫn trứng. Các tế bào vẫn tiếp tục phân chia trong giai đoạn này.

    Trong giai đoạn phôi thai cấy ghép, bạn có thể bị ra máu nhẹ (ra mấu lốm đốm), còn gọi là máu báo thai. Tuy nhiên, cần lưu ý là không phải ai cũng gặp triệu chứng này.

    7. Hormone khi mang thai

    Trong vòng khoảng 1 tuần sau khi thụ thai, một loại hormone có tên là “human chorionic gonadotropin” (hCG) có thể được tìm thấy trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ. hCG được tạo ra bởi các tế bào sẽ trở thành nhau thai. Bạn có thể tìm thấy sự hiện diện của hormone này khi dùng que thử thai hay tiến hành xét nghiệm máu, nước tiểu tại bệnh viện. Thông thường cơ thể phải mất từ 3 đến 4 tuần sau khi trứng thụ tinh thì mức hCG mới đủ cao để phát hiện bằng cách sử dụng que thử thai tại nhà. 

    8. Em bé phát triển trong bụng mẹ

    Sau khi trứng bám vào tử cung, một số tế bào trở thành nhau thai trong khi những tế bào khác trở thành phôi thai. Thông thường, tim thai bắt đầu đập từ tuần thứ 5. Não, tủy sống, tim và các cơ quan khác cũng bắt đầu hình thành. Vào tuần thứ 8, em bé đang phát triển, được gọi là thai nhi, dài hơn 12,7 milimet. Quá trình phát triển đầy đủ của em bé thường diễn ra trong khoảng 40 tuần.

    Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng thành công 

    Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng
    Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng là gì?

    Kể từ giây phút tinh trùng gặp trứng, cơ thể của người mẹ đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho trứng thụ thai, làm tổ ở niêm mạc tử cung và phát triển. Vậy liệu bạn có thể nhận biết được dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng để sớm có sự chuẩn bị cho quá trình mang thai?

    Những dấu hiệu trứng đã gặp tinh trùng thành công là gì? Thai kỳ của người mẹ bắt đầu khi tinh trùng và trứng đã thụ tinh thành công. Điều này thường xảy ra trong 2 tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất. Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đặc biệt nào. Một số người có thể cảm nhận rằng họ đang mang thai, nhưng hầu hết không nghi ngờ gì cho đến khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo không xuất hiện.

    Dấu hiệu trứng gặp tinh trùng và thụ tinh cho trứng thành công chính là dấu hiệu mang thai sớm mà bạn có thể theo dõi trong vài tuần đầu tiên:

    1. Cảm thấy mệt mỏi

    Hormone thai kỳ có thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau đầu và chóng mặt ngay cả khi không làm việc nhiều hay vận động quá sức. 

    2. Cảm thấy bầu ngực nhạy cảm, căng tức

    Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng thành công là gì? Khi có thai, bầu ngực của bạn sẽ trở nên nhạy cảm, ngày càng căng tức và tăng kích thước. Nhũ hoa cũng sậm màu và lộ rõ núm vú hơn bình thường.

    3. Đi tiểu nhiều lần trong ngày

    Đây là một dấu hiệu nhận biết trứng gặp tinh trùng thành công, việc mang thai khiến thận hoạt động liên tục để bài tiết nước tiểu.

    4. Thèm ngủ hơn bình thường

    Bạn sẽ dễ buồn ngủ vào ban ngày và có xu hướng đi ngủ sớm hơn thường lệ vào buổi tối để phục hồi năng lượng.

    5. Khó thở và hụt hơi

    dấu hiệu tinh trùng gặp trứng thành công: mệt mỏi

    Dấu hiệu trứng đã thụ tinh sau khi quan hệ thành công là gì? Thi thoảng bạn sẽ thấy khó thở và hụt hơi do cơ thể chưa thích nghi với sự thay đổi hormone khi mang thai.

    6. Nhiệt độ cơ thể tăng cao

    Đây là dấu hiệu trứng gặp tinh trùng rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng sốt của cảm lạnh và cảm cúm.

    7. Nhạy cảm với mùi vị

    Bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với mùi vị của thức ăn, nước hoa, mùi cơ thể hay những sản phẩm có mùi khác.

    8. Khẩu vị thất thường

    Dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng là gì? Tùy cơ địa, bạn có thể chán ăn hoặc thèm ăn nhiều hơn bình thường. Khẩu vị của bạn cũng có thể thay đổi so với trước đây.

    9. Buồn nôn và nôn

    Đây là dấu hiệu nhận biết trứng gặp tinh trùng rất phổ biến và tương đối đáng tin cậy. Cảm giác buồn nôn chứng tỏ bạn đang bước vào giai đoạn ốm nghén khi mang thai.

    10. Trễ kinh nguyệt

    dấu hiệu tinh trùng gặp trứng thành công: trễ kinh

    Nếu có chu kỳ kinh nguyệt đều thì bạn có thể xác định bản thân có mang thai hay không sau khi trễ tầm 5 – 7 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt thất thường thì bạn có thể nghi ngờ mình đã cấn bầu khi trễ kinh tầm 1 – 2 tuần.

    11. Que thử thai 2 vạch

    Cách đơn giản nhất để biết dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng và bạn đã thụ thai thành công là bạn dùng que thử thai. Bạn nên thử thai khi nhận thấy mình đã trễ kinh tầm 5 – 7 ngày (nếu có chu kỳ kinh đều) và thử vào buổi sáng khi mới thức dậy. Nguyên do là bởi ở thời điểm này nồng độ nước tiểu còn đậm đặc nên mức độ chính xác sẽ cao hơn. 

    Cách tính tuổi thai 

    Nếu có dấu hiệu thụ thai, bạn nên thu xếp đi khám thai sớm đồng thời tìm hiểu cách tính tuổi thai để chuẩn bị một thai kỳ thật tốt.

    Nhiều người cho rằng tuổi thai bắt đầu từ lúc thụ tinh, nghĩa là “tuần 1″ sẽ được tính từ lúc bạn có thai. Tuy nhiên, tuần 1 thực sự được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất. Vì trứng thường rụng vào khoảng 14 ngày sau ngày đầu tiên có kinh nguyệt của bạn, nên quá trình thụ tinh thường diễn ra vào tuần thứ 3 của thai kỳ. 

    Qua đây, hẳn bạn đã biết dấu hiệu rụng trứng gặp tinh trùng là gì rồi đúng không nào. Hầu hết các em bé được sinh ra trong tuần 39 hoặc 40, nghĩa là bạn sẽ có khoảng 9 tháng để chuẩn bị. Cuộc hành trình tinh trùng gặp trứng có thể đã kết thúc khi trứng được thụ thai và bám vào tử cung. Tuy nhiên, cuộc hành trình làm mẹ của bạn thì chỉ mới chính thức bắt đầu. Hãy lắng nghe cơ thể mỗi ngày, thiên thần bé nhỏ đang hướng dẫn bạn làm mẹ một cách tự nhiên đấy!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 13/03/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo