backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột & Cách phòng ngừa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 18/09/2023

    Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột & Cách phòng ngừa

    Bệnh đau mắt hột là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên thế giới hiện nay. Ban đầu, bệnh có thể gây ra các triệu chứng nhẹ, chẳng hạn như ngứa, kích ứng mắt và mí mắt, sưng mí mắt, tiết dịch mắt. Vậy, hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột là gì?

    Đau mắt hột là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ảnh hưởng đến mắt. Trong bài viết này, Hello Bacsi sẽ nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh. Cùng tìm hiểu nhé!

    Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột là gì?

    Một đợt nhiễm trùng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra các triệu chứng đau mắt hột nhẹ và thường được điều trị dễ dàng bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm:

    Sẹo mí mắt trong

    sẹo mí mắt trong chưa phải là hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột

    Hậu quả của bệnh đau mắt hột đầu tiên phải kể đến sẹo bên trong mí mắt, gây ra do nhiễm trùng nhiều lần không được điều trị thỏa đáng. Các vết sẹo thường xuất hiện dưới dạng các đường trắng khi soi bằng kính phóng đại. Mí mắt có thể bị biến dạng, thậm chí là quay vào trong (mí mắt quặm xuống).

    Lông mi mọc ngược

    Tuy nhiên, sẹo mí mắt trong vẫn chưa phải là hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột. Lớp niêm mạc bên trong có sẹo của mí mắt tiếp tục biến dạng, khiến các sợi lông mi mọc ngược và quay vào trong. 

    Tình trạng này được gọi là bệnh trichiasis. Lông mi mọc ngược gây cọ xát và làm xước giác mạc (bề mặt bên ngoài trong suốt của mắt).

    hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột là lông mi mọc ngược

    Sẹo hoặc đục giác mạc

    Giác mạc bị kích ứng liên tục bởi tình trạng viêm nhiễm thường gặp nhất ở dưới mí mắt trên, kết hợp với việc cọ xát từ các lông mi mọc ngược dẫn đến giác mạc bị đục. Điều này có thể gây ra tình trạng loét giác mạc.

    Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột là mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn (mù lòa)

    Nhiễm trùng gây ra sự thô ráp và sẹo ở bề mặt bên trong của mí mắt, gây xói mòn bề mặt giác mạc. Tuy nhiên, hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột lại chính là suy giảm thị lực và mù lòa.

    Bệnh đau mắt hột không được điều trị có thể dẫn đến mù lòa. Đây được coi là nguyên nhân phổ biến thứ 3 gây mù lòa trên toàn thế giới, chỉ đứng sau bệnh đục thủy tinh thểtăng nhãn áp. Mù lòa do bệnh đau mắt hột là nguyên nhân phổ biến nhất gây mù do nhiễm trùng.

    hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột là mù lòa

    Theo một số ước tính gần đây, khoảng 8 triệu người bị mù lòa hoặc bị suy giảm thị lực nghiêm trọng do bệnh đau mắt hột. Châu Phi, một số khu vực ở Trung Đông, Tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á và Nam Mỹ có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay.

    Bên cạnh đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh mắt hột đã gây suy giảm thị lực của 1,8 triệu người. Trong số những người đó, 450 nghìn người bị mù không thể phục hồi.

    Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm rằng mắc một đợt nhiễm trùng hiếm khi gây mù lòa. Các bác sĩ nhãn khoa cho rằng nhiễm trùng lặp đi lặp lại mà không được điều trị mới gây ra biến chứng. Nói chung, phải mất rất nhiều năm trước khi bệnh mắt hột gây mất thị lực hoàn toàn.

    Nên làm gì để phòng ngừa hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột

    Hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột là mù lòa sẽ giúp bạn chủ động điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra. Điều trị càng sớm càng tốt giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Nếu bạn đã được điều trị bệnh mắt hột bằng thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật, thì việc tái nhiễm luôn là một vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, để bảo vệ bản thân và những người xung quanh tránh khỏi hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh đau mắt hột, bạn nên:

  • Rửa mặt và rửa tay thường xuyên, tránh chạm tay vào mắt.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường và giảm số lượng ruồi có thể giúp loại bỏ nguồn lây truyền bệnh.
  • Xử lý chất thải động vật và con người đúng cách có thể làm giảm nơi sinh sản của ruồi.
  • Cải thiện vệ sinh nguồn nước sinh hoạt.
  • Hy vọng việc nêu rõ những hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh sẽ giúp bạn chủ động điều trị sớm bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát. Hãy luôn bảo vệ sức khỏe đôi mắt – “cửa sổ tâm hồn” của mình ngay từ hôm nay nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 18/09/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo