backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng giật mình thế nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc · Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng giật mình thế nào?

Trẻ bị tay chân miệng giật mình như thế nào? Tình trạng trẻ bị tay chân miệng giật mình có thể xảy ra bất chợt, khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi trẻ giật mình do tay chân miệng sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng là trẻ bị giật mình chới với khi ngủ. Để có thể nhận biết trẻ bị tay chân miệng giật mình thế nào, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng giật mình như thế nào?

giật mình tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng giật mình chới với khi ngủ là biểu hiện phổ biến, dễ nhận thấy khi bệnh trở nặng. Tình trạng giật mình tay chân miệng ở trẻ thường xảy ra khi trẻ vừa thiu thiu ngủ. Khi bé vừa mới nhắm mắt và nằm ngửa ngủ thì trẻ sẽ giật nảy mình chới với, mắt có thể mở ra nhìn và nhắm lại, sau đó lại ngủ và tiếp tục giật mình.

Nếu bố mẹ thấy tình trạng trẻ bị tay chân miệng giật mình chới với không sốt xảy ra trên 2 lần trong vòng 30 phút thì phải nhanh chóng cho bé đi cấp cứu vì đây là dấu hiệu bệnh trở nặng.

Ngoài ra, ở một số trẻ khác sẽ quấy khóc liên tục, mạch đập nhanh, da nổi bông tím hoặc trẻ yếu tay, yếu chân. Lúc này mẹ cũng cần nhanh chóng cho bé đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Bên cạnh dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng giật mình chới với như thế nào, bố mẹ cũng cần chú ý các triệu chứng nguy hiểm sau:

  • Trẻ sốt cao trên 2 ngày.
  • Trẻ sốt cao trên 38,5°C liên tục và dùng thuốc hạ sốt không hạ.

Bạn có thể quan tâm:

Tại sao trẻ bị tay chân miệng giật mình chới với khi ngủ?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây ra tình trạng giật mình tay chân miệng ở trẻ là do virus tấn công hệ thần kinh trung ương. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều di chứng cho trẻ. Virus tay chân miệng, đặc biệt là chủng Enterovirus 71 (EV71) có khả năng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương qua đường máu. Virus này sẽ tấn công và phá hủy các tế bào thần kinh, dẫn đến rối loạn chức năng thần kinh.

Các biểu hiện của virus tấn công hệ thần kinh trung ương như:

  • Sốt cao: Đây là triệu chứng thường gặp nhất, có thể lên đến 39-40°C và thường không giảm khi dùng thuốc hạ sốt
  • Giật mình, chới với khi ngủ: Trẻ có thể giật mình liên tục, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc.
  • Li bì, lơ mơ: Trẻ có thể lơ mơ, uể oải, không tỉnh táo.
  • Khó thở: Trẻ có thể khó thở, tím tái.
  • Co giật: Đây là biểu hiện nguy hiểm, có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn.
  • Yếu liệt: Trẻ có thể bị yếu liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Rối loạn ý thức: Trẻ có thể rối loạn ý thức, hôn mê.

Làm sao để chăm sóc bệnh tay chân miệng?

trẻ bị tay chân miệng giật mình khi ngủ

Sau khi đã biết trẻ bị tay chân miệng giật mình chới với khi ngủ như thế nào, bố mẹ cần biết cách chăm sóc con để trẻ mau hồi phục. Vì bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc chăm sóc điều trị chủ yếu giải quyết các triệu chứng và giúp trẻ thoải mái hơn khi bệnh:

  • Hạ sốt: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bù nước và điện giải: Cho trẻ uống nhiều nước và oresol
  • Giảm đau: Cho trẻ uống thuốc giảm đau paracetamol theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ bị đau miệng quá nhiều.
  • Chăm sóc tại nhà: Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân ngắn để trẻ không cào làm xước các nốt tay chân miệng.
  • Theo dõi tình trạng của trẻ: Theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao, co giật, khó thở, tím tái, li bì, lơ mơ. Nếu trẻ có các dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Cách ly trẻ: Không cho trẻ đi học và cách ly trẻ bị tay chân miệng với những người khác trong gia đình để tránh lây lan.
  • Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, thay tã cho trẻ, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với trẻ.
  • Vệ sinh nhà cửa: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, đồ chơi, bàn ghế.
  • Chế độ ăn uống: Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa nhỏ.

Bạn có thể quan tâm:

Việc phân biệt và nhận biết trẻ bị tay chân miệng giật mình như thế nào sẽ giúp bố mẹ biết được khi nào bệnh trở nặng và cần điều trị y tế kịp thời.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc

Nhi khoa · Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 3 ngày trước

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo