backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Những điều cần biết về bệnh bạch biến ở trẻ em

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    Những điều cần biết về bệnh bạch biến ở trẻ em

    Bệnh bạch biến ở trẻ em là căn bệnh ngoài da dễ gây ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, các thắc mắc về cách điều trị dứt điểm căn bệnh này luôn được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

    Bạch biến là căn bệnh khá phổ biến, ảnh hưởng đến 1 – 2% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng hay gặp nhất là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vậy bệnh bạch biến là gì và có những cách nào để điều trị căn bệnh này? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có câu trả lời cho vấn đề này nhé.

    Bệnh bạch biến ở trẻ em

    Bạch biến là một rối loạn về da có ảnh hưởng đến tế bào melanocytes, một tế bào có chức năng sản xuất ra sắc tố da melanin. Ở người bệnh bạch biến, các tế bào melanocytes bị phá hủy và có thể không sản xuất sắc tố. Tình trạng này làm cho da bé xuất hiện các đốm hoặc các mảng da màu trắng vì ở các vùng đó không có tế bào sản sinh sắc tố hoặc có nhưng đã ngừng hoạt động. Bạch biến có 3 loại:

    • Bạch biến khu trú: các đốm trắng chỉ xuất hiện ở những vùng da nhỏ.
    • Bạch biến lan tỏa: Đây là dạng bạch biến phổ biến nhất, các triệu chứng xuất hiện ở cả hai bên cơ thể, lan rộng và đối xứng.
    • Bạch biến đứt đoạn: Chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể nhưng vẫn có thể ảnh hưởng ở vùng da rộng.

    Bạch biến ở trẻ em thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đây không phải là một dạng ung thư da, cũng không phải là một bệnh nhiễm trùng và chắc chắn cũng không phải là bệnh truyền nhiễm. Thực tế, hầu hết trẻ mắc phải bệnh này đều lớn lên khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác.

    Mặc dù các đốm bạch biến có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng đa phần nó sẽ xuất hiện ở:

    • Các vùng da thường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt hoặc tay
    • Các vùng da có nếp gấp như khuỷu tay, đầu gối hoặc háng
    • Các vùng da xung quanh các bộ phận như mắt, lỗ mũi, rốn và vùng sinh dục. 

    Ngoài các đốm trắng, trẻ bị bạch biến còn có các triệu chứng khác như tóc bạc sớm hoặc mất màu môi vì các tế bào sắc tố cũng được tìm thấy ở những khu vực này.

    Nguyên nhân gây bệnh bạch biến ở trẻ em

    Có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân gây ra chứng bệnh bạch biến. Một số chuyên gia cho rằng có thể là do một rối loạn tự miễn (hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào melanocytes khỏe mạnh). Một số khác lại cho rằng có thể là do di truyền vì theo ước tính khoảng 30% số trẻ bị bạch biến có một thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng.

    Ngoài 2 yếu tố này, trẻ cũng sẽ có nguy cơ bị bạch biến nếu mắc các bệnh tuyến giáp, đái tháo đườngrụng tóc từng mảng (một bệnh tự miễn gây rụng tóc).

    Chẩn đoán bệnh bạch biến ở trẻ em

    Bác sĩ da liễu thường chẩn đoán trẻ có mắc bệnh bạch biến hay không dựa vào việc xem xét các đốm trắng trên da. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng đèn Wood (một loại máy soi da) để xác định những vùng da bị ảnh hưởng mà khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

    Bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về tiền sử bệnh của trẻ và gia đình, đặc biệt là các bệnh mà trẻ mắc phải gần đây. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn cho trẻ thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra xem trẻ có bị các bệnh như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường hay không.

    Cũng có những trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện sinh thiết (một mảnh da bị ảnh hưởng sẽ được lấy ra để phân tích trong phòng thí nghiệm). Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra các tế bào sắc tố trong da. Nếu sinh thiết cho thấy không có tế bào sắc tố, điều này có thể xác định trẻ bị bệnh bạch biến.

    bệnh bạch biến ở trẻ em

    Điều trị bệnh bạch biến ở trẻ em

    Bạch biến là một bệnh rất khó điều trị, có rất nhiều phương pháp được áp dụng nhưng cho đến nay, y học vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Các phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc để làm tăng cảm ứng với ánh nắng kết hợp với chiếu tia cực tím. Hiện tại có các phương pháp chính là:

    • Quang trị liệu
    • Cấy tế bào sắc tố vào vùng da bạch biến
    • Ghép da

    Kết quả điều trị ở mỗi trẻ có thể khác nhau và không có phương pháp điều trị nào đảm bảo hiệu quả 100%. Đôi khi, phương pháp điều trị có hiệu quả đối với trẻ này nhưng không mang lại kết quả khả quan đối với trẻ khác.

    Ngoài việc tuân theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể thử những biện pháp hỗ trợ sau để giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn:

    • Sử dụng kem chống nắng: Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời có thể khiến cho các đốm bạch biến bị bỏng và để lại sẹo. Ngoài ra, nếu trẻ có làn da rám nắng thì cũng rất dễ làm nổi bật các mảng trắng.
    • Mỹ phẩm: Bạn có thể sử dụng mỹ phẩm để che đi những vùng da bị mất sắc tố cho trẻ. Tìm những loại mỹ phẩm hoặc kem chống nắng phù hợp với màu da tự nhiên. Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về các nhãn hiệu mỹ phẩm để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất.
    • Kem Corticosteroid: Corticosteroid là một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị các đốm bạch biến. Tuy nhiên, khi dùng, bạn nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ vì loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
    • Chiếu đèn PUVA: Phương pháp này có hai bước: đầu tiên, bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng một loại thuốc gọi là psoralen để thoa lên các đốm trắng, sau đó, da của trẻ sẽ được chiếu tia cực tím UVA. Phương pháp này sẽ giúp vùng da bị đốm trắng trở nên hồng hào, theo thời gian sẽ mờ dần và chuyển sang màu da tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một vài tác dụng phụ nghiêm trọng như cháy nắng nghiêm trọng, da bị sạm bất thường. Do đó, hãy hỏi bác sĩ trước khi cho trẻ thử.
    • Chiếu đèn UVB: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi hơn so với phương pháp chiếu đèn PUVA. Ở phương pháp này, trẻ sẽ không cần phải thoa thuốc psoralen trước nên sẽ tránh được một số tác dụng phụ. Ngoài ra, tia cực tím chiếu vào là tia UVB thay vì UVA.

    Giúp trẻ vượt qua các vấn đề về cảm xúc

    Mặc dù bạch biến không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ có thể sẽ cảm thấy tự ti và gặp khó khăn trong việc kết bạn cũng như giao tiếp với mọi người. Một số trẻ có thể dễ dàng vượt qua nhưng số khác sẽ cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ. Bạn có thể giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn với những bí quyết sau:

    • Bạn đừng nghĩ quá nhiều đến căn bệnh này hoặc tỏ ra quá quan tâm để trẻ hiểu rằng bạn sẽ luôn yêu trẻ dù trẻ có thế nào đi nữa.
    • Động viên trẻ giải thích bệnh bạch biến là gì với những đứa trẻ khác. Khi những đứa trẻ khác đã hiểu, chúng sẽ không nhìn chằm chằm vào bé hoặc xa lánh bé. 
    • Khuyến khích trẻ tham gia các chuyến tham quan, dã ngoại ở trường hoặc các chuyến đi với bạn bè. 
    • Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động cộng đồng để mạnh mẽ hơn.
    • Chú ý quan tâm, chăm sóc trẻ để có cách can thiệp kịp thời nếu trẻ có các dấu hiệu trầm cảm, lo lắng.

    Ngân Phạm/HELLO BACSI

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 02/12/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo