backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Như thế nào là dùng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai · Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 08/11/2023

    Như thế nào là dùng thuốc giảm đau bụng kinh an toàn?

    Cơn đau bụng kinh luôn là những “cơn ác mộng” của chị em phụ nữ. Những đợt triệu chứng khó chịu của kỳ hành kinh mà nặng nề nhất là cơn đau (do chuột rút cơ bắp) ổ bụng có thể đánh gục bạn dễ dàng. Trong những lúc như thế nhiều chị em phụ nữ tìm đến thuốc giảm đau bụng kinh. Tuy nhiên, cách dùng thuốc đau bụng kinh an toàn không hẳn ai cũng biết. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những thông tin về dùng thuốc đau bụng kinh an toàn và hiệu quả nhé!

    Khi bị đau bụng kinh có nên uống thuốc không? 

    Thực tế, các thuốc giảm đau bụng kinh đều giúp “dập tắt” cơn đau nhanh chóng, giúp bạn dễ chịu hơn và không bị gián đoạn trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, không phải loại thuốc giảm đau nào cũng hiệu quả và không phải khi nào cũng nên sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh. 

    Trước tiên, bạn cần xác định nguyên nhân gây ra đau bụng kinh. Trường hợp đau bụng kinh nguyên phát do prostaglandin tiết ra gây co bóp tử cung đồng thời gây đau. Nhưng cũng có một số trường hợp cơn đau trong kỳ hành kinh có thể liên quan đến các rối loạn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, mô lót tử cung phát triển bất thường, bệnh viêm vùng chậu hay hẹp tử cung,… Những trường hợp này gọi là đau bụng kinh thứ phát. Tùy vào những nguyên nhân gây đau khác nhau mà bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân có sự lựa chọn thuốc giảm đau bụng kinh phù hợp.

    Bạn có thể tìm hiểu thêm: 9 mẹo đánh tan cơn đau bụng kinh hiệu quả

    Nên sử dụng các loại thuốc đau bụng kinh an toàn nào? 

    thuốc giảm đau bụng kinh 1

    Để giảm đau bụng kinh, tốt nhất là chị em phụ nữ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số thuốc giảm đau bụng kinh thường được sử dụng hiện nay: 

    • Thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc diclofenac. Các thuốc giảm đau NSAIDs được đánh giá là cho hiệu quả giảm đau bụng kinh tốt nhờ tác dụng trực tiếp vào chất gây đau prostaglandin.
    • Paracetamol. Nếu không có sẵn thuốc giảm đau bụng kinh loại NSAIDs kể trên, bạn có thể uống paracetamol để giảm đau. Tuy nhiên, hiệu quả giảm đau bụng kinh của paracetamol được đánh giá là kém hơn so với NSAIDs. 
    • Thuốc giảm đau bụng kinh Alverin. Đây là một loại thuốc chống co thắt thường được dùng để điều trị chuột rút cơ đau bụng kinh và các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Đây là một loại thuốc kê đơn, cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng. 
    • Liệu pháp nội tiết. Các loại viên uống tránh thai chứa hormone hay miếng dán tránh thai, que cấy tránh thai có thể được bác sĩ chỉ định giảm đau bụng kinh trong những trường hợp thích hợp. 

    Một số lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh 

    lưu ý khi dùng thuốc giảm đau bụng kinh

    Các loại thuốc giảm đau bụng kinh an toàn có thể dùng cắt cơn đau nhanh chóng nhưng nếu lạm dùng và hoặc sử dụng kéo dài có nguy cơ gây ra: 

    • Viêm loét dạ dày tá tràng. 
    • Viêm gan, viêm thận kẽ. 
    • Tăng nguy cơ chảy máu kéo dài. 
    • Rối loạn kinh nguyệt gây ra hội chứng không rụng trứng, tức là có chu kỳ kinh nguyệt nhưng không có hiện tượng rụng trứng. Đây cũng chính là nguyên nhân có thể dẫn đến vô sinh. 
    • Lạm dụng thuốc tránh thai để giảm đau bụng kinh có thể làm mỏng niêm mạc tử cung, và cũng có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh. 

    Vì vậy, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh, đặc biệt là sử dụng kéo dài nhiều ngày. Nếu cơn đau bụng kinh kéo dài vài ngày hoặc dữ dội, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ có một số lời khuyên thích hợp để bạn điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc và các biện pháp khác để giảm đau bụng kinh. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

    Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 08/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo