backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Phụ nữ tới tháng có nên uống nước dừa không?

Tham vấn chuyên môn: Chuyên gia Dinh dưỡng Phạm Thị Diệp · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Đại học Thăng Long


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 11/01/2024

Phụ nữ tới tháng có nên uống nước dừa không?

Tới tháng có nên uống nước dừa không là thắc mắc thường gặp của nhiều phụ nữ. Câu trả lời là có vì những lợi ích và hàm lượng dinh dưỡng mà nước dừa mang đến. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều có thể uống nước dừa trong kỳ kinh nguyệt.

Bài viết sau đây không chỉ mang đến cho bạn thông tin phụ nữ nên cẩn trọng trước khi uống nước dừa trong kỳ kinh nguyệt mà còn giúp giải đáp những thắc mắc như: Uống nước dừa có giúp kinh nguyệt đến sớm không? Uống nước dừa có giúp kinh nguyệt nhanh hết không? Uống nước dừa có dẫn đến rong kinh không?

Gợi ý cho bạn: Uống nước dừa có giảm cân không? Uống 1 trái dừa bao nhiêu calo?

Phụ nữ tới tháng có nên uống nước dừa không?

Phụ nữ tới tháng có nên uống nước dừa không

Phụ nữ có nên uống nước dừa khi đến tháng không? Câu trả lời là có nhưng ở mức độ vừa phải (không quá 2 quả dừa mỗi ngày). Phụ nữ có thể uống nước dừa trong thời kỳ kinh nguyệt, vì nước dừa mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe phụ nữ nói chung.

Ngoài ra, phụ nữ đến tháng nên uống nước dừa vì những lợi ích đối với chu kỳ kinh nguyệt sau:

  • Giảm đau bụng kinh. Một số nghiên cứu nhỏ cho thấy khả năng giảm đau bụng kinh của nước dừa. Uống nước dừa đáp ứng một vài nguyên tắc chữa đau bụng kinh là giảm viêm và ngăn co thắt cơ bắp. Theo đó, những khoáng chất và chất điện giải có trong nước dừa có thể giảm tình trạng căng cơ và chuột rút của cơ bắp. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong nước dừa cũng có tính năng giảm viêm, chống lại các gốc tự do. Từ đó, việc bổ sung thêm nước dừa vào ngày hành kinh có thể giúp nữ giới giảm đau bụng.
Vẫn cần thêm những nghiên cứu tổng quát và cụ thể để kết luận đầy đủ các tác dụng tiềm năng của nước dừa trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Do đó, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng nước dừa như một phương pháp điều trị các triệu chứng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe phụ nữ

Vậy là bạn đã giải đáp thắc mắc phụ nữ tới thánh có nên uống nước dừa không? Hello Bacsi mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe phụ nữ nói chung.

Phụ nữ uống nước dừa có tốt không? Câu trả lời là ! Nước dừa tốt cho sức khỏe phụ nữ vì những lợi ích sau:

  • Ít calo và giàu khoáng chất. Trung bình một quả dừa 240ml chỉ chứa 46 calo, song lại là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất như kali, magiê, canxi, vitamin C, vitamin B,…
  • Hỗ trợ giảm cân lành mạnh. Với 94% thành phần là nước, nước dừa được cho là nước giải khát thơm ngon, dinh dưỡng và lành mạnh cho chế độ ăn kiêng của nữ.
  • Chống oxy hóa, ngăn chặn lão hóa. Một nghiên cứu cho thấy khả năng hỗ trợ cho hệ thống chống oxy hóa bằng cách vô hiệu tác động của các gốc tự do.

Tìm hiểu thêm: Máu kinh nguyệt màu nâu: Khi nào bình thường, khi nào đáng báo động?

Đối tượng phụ nữ nào không nên uống nước dừa? Nước dừa nhìn chung có lợi cho sức khỏe phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ nên thận trọng khi uống nước dừa mỗi ngày nếu đang sử dụng thuốc hoặc có bệnh lý liên quan đến thận, gan hoặc tim.

Câu hỏi thường gặp về nước dừa và kinh nguyệt

Phụ nữ tới tháng có nên uống nước dừa không 2

Sau khi có câu trả lời “Phụ nữ tới tháng có nên uống nước dừa không?” có thể bạn cũng sẽ quan tâm đến những câu hỏi liên quan như:

  1. Uống nước dừa có nhanh hết kinh không?
  2. Uống nước dừa có giúp kinh nguyệt đến sớm không?
  3. Uống nước dừa có dẫn đến rong kinh không?
  4. Uống nước dừa có gây loãng máu không?

Ngay sau đây là lý giải dành cho bạn.

1. Uống nước dừa có nhanh hết kinh không?

Không có bằng chứng khoa học cho thấy công dụng giúp kinh nguyệt nhanh hết bằng cách uống nước dừa. Thông thường, số ngày hành kinh sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Việc uống nước dừa có thể giúp kỳ hành kinh nhẹ nhàng hơn nhưng không có tác dụng rút ngắn thời gian này.

2. Uống nước dừa giúp kinh nguyệt đến sớm không?

Không! Theo quan điểm dân gian, uống nước dừa giúp kỳ kinh nguyệt đến nhanh hơn. Tuy nhiên, tác dụng này của nước dừa chưa được chứng minh.

Có thể bạn quan tâm: Ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt? Chọn ngay 8 thực phẩm sau!

3. Uống nước dừa dẫn đến rong kinh?

Tới tháng có nên uống nước dừa không? Câu trả lời là có. Song vẫn có một số lo ngại về việc nước dừa có thể dẫn đến rong kinh. Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài bất thường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:

  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Một số bệnh lý liên quan đến tử cung (polyp tử cung, viêm tử cung, miệng tử cung không đều,…)
  • Ung thư hoặc nguy cơ ung thư (tử cung, cổ tử cung, âm đạo,..)
  • Nhiễm trùng (nhiễm Trichomonas, viêm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, viêm âm đạo,…)
  • Tác dụng phụ của thuốc và các phương pháp tránh thai.
  • Các bệnh lý liên quan đến máu khó đông, gan, thận.
Uống nước dừa dẫn đến rong kinh không? Câu trả lời là không. Hiện chưa có bằng chứng khoa học cho thấy uống quá nhiều nước dừa có thể gây ra rong kinh.

4. Uống nước dừa gây loãng máu?

Bản thân nước dừa không gây loãng máu. Tuy nhiên nước dừa chứa hàm lượng kali cao, có thể giảm huyết áp.

Kết luận

Phụ nữ tới tháng có nên uống nước dừa không? Câu trả lời là có đối với những phụ nữ có sức khỏe bình thường. Nước dừa có thể khiến cho kỳ hành kinh của nữ giới nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. 

Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đã nhận được những thông tin hữu ích về thắc mắc phụ nữ tới tháng có nên uống nước dừa không và những thông tin liên quan. Nếu bạn còn những thắc mắc chưa được giải đáp, hãy cho Hello Bacsi biết tại Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn chuyên môn:

Chuyên gia Dinh dưỡng Phạm Thị Diệp

Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Đại học Thăng Long


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 11/01/2024

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo