backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt là gì? Cách để sớm nhận biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 07/08/2023

Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt là gì? Cách để sớm nhận biết

Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt là một trong những dấu hiệu điển hình của phụ nữ sắp bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Tuy nhiên, nếu những dấu hiệu sắp hết ngày đèn đỏ đến sớm hơn khung độ tuổi của phụ nữ mãn kinh; thì rất có thể liên quan đến các bệnh lý phụ khoa khác.

Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt là gì?

Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt có thể cũng giống với dấu hiệu của tiền mãn kinh. Giai đoạn này thường xảy ra ở phụ nữ 45 – 55 tuổi, nhưng nếu xảy ra ở trước uổi 40 thì gọi là mãn kinh sớm.

Một trong những dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt đầu tiên là tình trạng kinh nguyệt không đều. Sau đó khoảng 4 – 5 năm thì chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ dừng lại hẳn. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác cũng có thể xảy ra như tín hiệu cho bạn biết về thời kỳ mãn kinh như:

Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt


  • Vị giác kim loại
  • Kinh nguyệt không đều
  • Giảm khả năng sinh sản.
  • Nóng bừng, đổ mồ hôi đêm.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Tóc rụng, móng giòn dễ gãy.
  • Tâm trạng thay đổi thất thường.
  • Tăng nguy cơ bị loãng xương.
  • Làn da, mắt, miệng dễ bị khô.
  • Mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ.
  • Dễ tăng cân không kiểm soát
  • Giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung.

Những triệu chứng kể trên có thể kéo dài liên tục trong suốt quá trình, từ đó làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của phụ nữ.

Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt sẽ có những giai đoạn nào?

Thông thường, khi xuất hiện các dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt, quá trình này sẽ diễn ra và kéo dài xuyên suốt trong 3 giai đoạn:

  • Tiền mãn kinh (Perimenopause): Đây là khoảng thời gian trước khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh. Thời điểm mà những hormones bắt đầu giảm dần, kéo theo tình trạng kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn, khô âm đạo,…
  • Thời kỹ mãn kinh (Menopause): Phụ nữ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh là khi cơ thể dừng sản xuất các hormone; dấu hiệu là bạn sẽ mất kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục.
  • Thời kỳ hậu mãn kinh (Postmenopause): Sau khi trải qua 1 năm không có kinh nguyệt bạn đã bước vào giai đoạn hậu mãn kinh. Từ đây kéo dài đến khoảng thời gian còn lại của cuộc đời, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ không xuất hiện nữa. Việc đó cũng đồng nghĩa là bạn không còn khả năng sinh sản.
Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt
Dấu hiệu sắp hết ngày đèn đỏ của phụ nữ sẽ thường roi vào độ tuổi 45 -55 tuổi.

Cách nhận biết sắp hết kinh nguyệt bằng chẩn đoán

Như đã đề cập ở trên, cách để bạn nhận biết chính  xác dấu hiệu là mình sắp hết kinh nguyệt là theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trong suốt 12 tháng

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thực hiện xét nghiệm hormone FSH khi đi khám phụ khoa định kỳ. Hormone FSH (Follicle-stimulating Hormone) là một trong những hormone đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển hệ sinh dục và khả năng sinh sản ở cả nam và nữ, hormon cũng có tác dụng kích thích trứng phát triển .

Nếu bạn sắp hết kinh nguyệt, bên trong thành âm đạo của bạn cũng sẽ bắt đầu mỏng dần; lý do là vì hàm lượng estrogen đã bắt đầu suy giảm. Để kiểm tra chính xác độ dày của âm đạo bạn sẽ phải được sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết tạm thời bởi những tình trạng như són tiểu, đau rát khi quan hệ, âm đạo bị khô, ngứa âm đạo,..

Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt, sắp hết ngày đèn đỏ

Cách giảm các triệu chứng khi có dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt

Khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của tình trạng sắp hết kinh nguyệt, những triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, hay thậm chí là sức khỏe của phụ nữ. Để làm giảm cơn đau và ảnh hưởng của các triệu chứng, bạn có thể thử những cách sau:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp phụ nữ mãn kinh cải thiện tâm trạng và làm thon gọn vóc dáng.
  • Hạn chế chất kích thích: Để đảm bảo an toàn sức khỏe khi bạn bước vào độ tuổi sau 40, bạn nên hạn chế tiêu thụ rượu bia, thuốc lá.
  • Chế độ ăn uống Healthy: Tăng cường bổ sung những thực phẩm lành mạnh như thịt, cá, trứng, sữa; đặc biệt là những loại rau có màu xanh đậm. 
  • Trao đổi với bạn tình (chồng): Bạn nên giải bày nỗi lòng của mình cho bạn đời biết, để cả hai cùng vượt qua; đồng thời bạn tình cũng giúp bạn giảm bớt áp lực về chuyện chăn gối của cả hai.
  • Thực hành các bài tập sàn chậu: Bài tập Kegel sẽ giúp phụ nữ đạt cực khoái dễ dàng hơn nhờ tăng lưu lượng máu và tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu.

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt của phụ nữ sắp bước vào giai đoạn tiền mãn kinh; tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều khác có thể kể đến như:

  • Viêm vùng chậu (PID): Việc xảy ra nhiễm trùng các cơ quan sinh sản có thể gây chảy máu kinh nguyệt không đều.
  • U xơ tử cung (Uterine fibroids): Đây là một trong các bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ từ 35 – 50 tuổi, hoặc cũng có thể là trẻ hơn. Tình trạng sẽ khiến phụ nữ bị rong kinh (kỳ kinh kéo dài) và cường kinh (ra nhiều máu) nếu khối u xơ nằm dưới niêm mạc .
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Người mắc hội chứng PCOS có thể bị kinh nguyệt không đều; tình trạng buồng trứng to ra chứa các chất lỏng nhỏ hay còn gọi là nang và có thể nhìn thấy qua siêu âm.
  • Tâm trạng thường xuyên căng thẳng: Khi cơ thể bạn phải trải qua quá nhiều căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, tuyến thượng thận trong cơ thể nữ giới sẽ tiết ra nhiều cortisol – một loại hormone căng thẳng.
  • Thói quen sống không lành mạnh: Thói quen tập thể dục quá sức; Chế độ ăn uống không lành mạnh; Ngủ không đủ giấc do thức khuya là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.

Kết luận

Dấu hiệu sắp hết kinh nguyệt nếu xuất hiện khi bạn ở độ tuổi từ sau 40 tuổi, rất có thể là biểu hiện của tiền mãn kinh. Ngược lại, nếu xuất hiện trước 40 tuổi, bạn nên cân nhắc đi khám bác sĩ để kịp thời phòng ngừa mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 07/08/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo