backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Để vết thương nhanh lành, cần chú ý gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy · Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 30/10/2022

    Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Để vết thương nhanh lành, cần chú ý gì?

    Nhổ răng khôn bao lâu thì lành dường như là vấn đề rất được quan tâm. Bởi đây thực sự là nỗi sợ hãi của nhiều người khiến họ e dè chẳng dám đến nha khoa để “tiễn biệt” chiếc răng đầy phiền phức này.

    Về cơ bản, răng khôn là chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng. Khi những chiếc răng này mọc thường gây ra những phiền toái như đau nhức, hôi miệng, tăng nguy cơ viêm lợi và một số tai biến nha khoa khác.

    Với trường hợp răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm trong xương hàm, bác sĩ thường sẽ chỉ định nhổ răng để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vậy nhổ răng khôn bao lâu thì lành hay nhổ răng khôn mấy ngày lành? Có biện pháp nào giúp rút ngắn thời gian phục hồi hay không? Mời bạn tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi để được giải đáp thắc mắc nhổ răng khôn bao lâu thì lành.

    Đi tìm lời giải cho việc nhổ răng khôn mất bao lâu thì lành

    Để hiểu rõ nhổ răng khôn khi nào lành, trước tiên, bạn cần biết nhổ răng khôn là một dạng tiểu phẫu phổ biến áp dụng trong nha khoa. Quá trình thực hiện sẽ diễn ra sau khi người bệnh đã làm các xét nghiệm, súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, sát khuẩn và gây tê tại vị trí cần nhổ răng. Vậy nên, những cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện một khi thuốc tê hết tác dụng rồi sau đó quá trình phục hồi tổn thương mới bắt đầu.

    Vậy, nhổ răng khôn bao nhiêu ngày thì lành? Tùy vào cơ địa của từng người mà câu trả lời cho nhổ răng khôn bao lâu thì lành sẽ khác nhau. Nhưng chung quy lại, quá trình lành thương thường được chia thành các giai đoạn cụ thể như sau:

    • 24 giờ đầu: Cục máu đông sẽ hình thành để cầm máu và bảo vệ vết thương.
    • 2 – 3 ngày tiếp theo: Tình trạng sưng viêm ở miệng và má sẽ được cải thiện. Hiện tượng sưng viêm thường xảy ra vài giờ sau khi nhổ răng mà nguyên nhân bắt nguồn từ việc giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến vết thương.
    • Sau 7 ngày: Bạn phải đến phòng khám để nha sĩ loại bỏ chỉ khâu nếu dùng chỉ thường (khâu đóng vết thương hay áp dụng với những ca tiểu phẫu răng khôn).
    • Từ 7 – 10 ngày tới: Tình trạng cứng hàm và đau sẽ không còn nhiều.
    • Sau 2 tuần: Những vết bầm tím nhẹ trên mặt (nếu có) gây ra khi nhổ răng khôn sẽ biến mất.

    Đến đây, câu trả lời cho vấn đề “sau khi nhổ răng khôn bao lâu thì lành?” đã được giải đáp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong trường hợp nếu cục máu đông bị bong ra khỏi vết thương hay hình thành màng trắng sau khi nhổ răng hoặc có hiện tượng nhiễm trùng xảy ra thì đáp án của thắc mắc “nhổ răng khôn khi nào lành?” sẽ hơi khác một chút. Khi đó, quá trình phục hồi sẽ kéo dài lâu hơn.

    Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau khi nhổ răng khôn

    yếu tố ảnh hưởng nhổ răng khôn bao lâu thì lành

    Vậy là bạn đã rõ nhổ răng khôn bao lâu thì lành. Thường sẽ mất từ 1 – 2 tuần để chỗ nhổ răng ổn định và bạn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường. Quá trình phục hồi sẽ còn kéo dài từ 4 – 6 tháng nữa tới khi hốc nhổ răng được che lấp và sự tái tạo cấu trúc xương hoàn thành.

    Nhiều người thường thắc mắc nhổ răng khôn hàm dưới bao lâu thì lành? Thời gian phục hồi có kéo dài hơn khi nhổ răng khôn hàm trên? Thật ra, không có sự khác biệt quá lớn giữa nhổ răng khôn 2 hàm. Thời gian lành vết mổ của mỗi người về lý thuyết là giống nhau. Nhưng trên thực tế, những yếu tố được đề cập dưới đây mới ảnh hưởng đến thời gian phục hồi vết thương sau mổ, khiến quá trình lành thương của từng người khác nhau. 

    Vậy yếu tố nào ảnh hưởng đến vấn đề nhổ răng khôn bao lâu lành? Thực tế, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian lành thương. Ngoài cơ địa, kích thước và vị trí của răng khôn ra thì còn có:

  • Kỹ thuật của nha sĩ nhổ răng: Nếu nha sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc lấy răng ra khỏi ổ răng sẽ mất nhiều thời gian. Chưa kể, vết thương không được xử lý đúng cách sẽ mất thời gian phục hồi lâu thậm chí còn làm người bệnh sưng, viêm, đau nhức nhiều hơn.
  • Phương pháp nhổ răng được áp dụng: Răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm phải xử lý bằng những cách khác nhau. Do đó, những tổn thương để lại sẽ lớn và lâu lành hơn so với răng mọc thẳng.
  • Bệnh lý đi kèm: Nhổ răng khôn bao lâu thì lành còn phải xem tiền sử sức khỏe của người đó thế nào. Nếu mắc bệnh tiểu đường, béo phì hay sức đề kháng không tốt… thời gian hồi phục sẽ kéo dài lâu hơn.
  • Chế độ chăm sóc sau khi nhổ răng: Đây là yếu tố quyết định thời gian phục hồi là nhanh hay chậm. Đơn cử như nếu không chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận sau khi dùng bữa, thức ăn sẽ bám vào rơi vào ổ răng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Nhổ răng khôn bao lâu thì lành? Tùy vào cách chăm sóc vết thương

    Mặc dù đã có lời đáp cho băn khoăn nhổ răng khôn bao giờ lành, nhưng vẫn có những cách giúp bạn phục hồi vết thương nhanh chóng. Để tốt cho quá trình lành vết thương sau nhổ răng khôn, bạn hãy áp dụng những lời khuyên sau:

    • Giữ cho vết thương sạch sẽ bằng cách súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng, chải răng nhẹ nhàng tránh cọ xát mạnh vào vết thương
    • Nếu thấy đau tại vị trí nhổ răng, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc dùng biện pháp chườm lạnh khoảng 10 – 20 phút nhằm giảm hiện tượng sưng phù. Việc chườm lạnh chỉ nên áp dụng trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng khôn, thời gian còn lại bạn nên chườm ấm nhằm tăng lưu lượng máu đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
    • Nếu được, bạn nên xin nghỉ làm hoặc nghỉ học từ 1 – 2 ngày sau khi nhổ răng khôn. Tránh vận động mạnh hoặc tập thể dục trong thời gian này.
    • Nên ăn các món mềm, dễ tiêu hóa, tránh các thực phẩm cứng, cay nóng. Ngoài ra, bạn cũng không nên hút thuốc , sử dụng ống hút hoặc sử dụng đồ uống có cồn khi dưỡng thương.

    Trên đây là những thông tin về việc nhổ răng khôn bao lâu thì lành. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào khác, bạn đừng ngần ngại chia sẻ với Hello Bacsi để được giải đáp tường tận.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy

    Nha khoa · Nha khoa Cẩm Tú


    Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 30/10/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo