- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc quan hệ tình dục bằng miệng
- Quan hệ tình dục không có sự xâm nhập. Bệnh vẫn có thể lây nhiễm khi có tiếp xúc với bộ phận sinh dục của người bị nhiễm bệnh
- Có dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục nhưng áp dụng không đúng cách hoặc có sự cố với lớp màng bảo vệ (bao cao su bị rách)
Bạn có thể tham khảo thêm: Cách sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
- Trẻ sơ sinh có mẹ bị một trong hai (hoặc cả hai) bệnh này.
Bạn có thể tham khảo thêm: Nhiễm nấm chlamydia trong thai kỳ và cách điều trị
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Những đối tượng sau có khả năng mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục:
- Có nhiều bạn tình cùng lúc
- Không áp dụng đúng cách các biện pháp bảo vệ an toàn (bao cao su dùng cho nam – nữ, tấm bảo vệ miệng…)
- Có thói quen thụt rửa âm đạo. Thói quen này khiến âm đạo bị kích thích tiêu diệt các vi khuẩn có lợi bảo vệ vùng nhạy cảm
- Đã từng bị nhiễm bệnh STI (bệnh lây nhiễm qua đường tình dục)
Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm
Việc chẩn đoán, xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu dựa trên những phương pháp khá tương tự nhau.

- Khám thực thể để rà soát các triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và kiểm tra sức khỏe tổng thể
- Xét nghiệm nước tiểu để tìm xem có vi khuẩn gây bệnh hay không
- Xét nghiệm máu để kiểm tra dấu hiệu nhiễm khuẩn
- Nuôi cấy mẫu dịch tiết từ dương vật, âm đạo hoặc hậu môn để kiểm tra những dấu hiệu của nhiễm trùng
Điều trị
Cả hai bệnh chlamydia và bệnh lậu đều điều trị được bằng kháng sinh, nhưng khả năng tái nhiễm sẽ cao nếu đã bị STI trước đó.
Điều trị bệnh chlamydia
Chlamydia thường được điều trị bằng:
- Một liều azithromycin uống một lúc hoặc dùng dàn trải trong một tuần hoặc hơn
- Doxycycline dạng viên, uống hai lần mỗi ngày, dùng trong khoảng một tuần
Các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài ngày kể từ lúc bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục cho đến khi bác sĩ xác nhận là tình trạng nhiễm trùng đã được chữa dứt.
Điều trị bệnh lậu
Bác sĩ sẽ kê toa ceftriaxone dưới dạng tiêm, cũng như azithromycin đường uống để điều trị bệnh lậu. Đây được gọi là điều trị kép.
Sử dụng cả hai loại kháng sinh giúp điều trị tình trạng nhiễm trùng tốt hơn so với chỉ sử dụng một loại duy nhất.
Tương tự như với bệnh chlamydia, bệnh nhân được yêu cầu không quan hệ tình dục cho đến khi hết nhiễm trùng.
Vi khuẩn gây bệnh lậu có nhiều khả năng kháng kháng sinh hơn vi khuẩn gây bệnh chlamydia. Khi người bệnh bị nhiễm một chủng kháng thuốc, họ sẽ được bác sĩ khuyên dùng các loại kháng sinh thay thế.
Biến chứng
Biến chứng chung ở nam và nữ
- Một số bệnh STI khác: Mắc bệnh chlamydia hoặc lậu khiến bạn dễ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác, kể cả HIV. Mắc bệnh chlamydia cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lậu và ngược lại.
- Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter): Đây là biến chứng do bệnh chlamydia, ở người bị bệnh lậu không có biến chứng này. Viêm khớp phản ứng là tình trạng nhiễm trùng trong đường tiết niệu (niệu đạo, bàng quang, thận và niệu quản – các ống nối thận với bàng quang) hoặc ruột. Triệu chứng của nó là đau, sưng, căng tức ở các khớp hoặc mắt.
- Vô sinh.

Biến chứng ở nam giới
- Nhiễm trùng tinh hoàn (viêm mào tinh hoàn): Vi khuẩn chlamydia hoặc lậu có thể lây lan sang các ống bên cạnh hai tinh hoàn, dẫn đến nhiễm trùng và viêm mô tinh hoàn, khiến tinh hoàn bị sưng, đau.
- Nhiễm trùng tuyến tiền liệt (viêm tuyến tiền liệt): Vi khuẩn từ cả hai bệnh chlamydia và bệnh lậu lây lan đến tuyến tiền liệt, khiến người bệnh bị đau khi đi tiểu hay xuất tinh, đồng thời gây sốt, đau ở vùng lưng dưới.
Biến chứng ở nữ
- Bệnh viêm vùng chậu (PID): PID xảy ra khi tử cung hoặc ống dẫn trứng bị nhiễm trùng. Bệnh cần được điều trị để ngăn ngừa những tổn thương sau này ở cơ quan sinh sản.
- Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh: Cả hai bệnh đều có khả năng lây từ mẹ sang con, trong quá trình sinh nở. Em bé được sinh ra qua đường âm đạo, nơi các mô âm đạo bị nhiễm khuẩn thì có trường hợp bị nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi.
- Thai ngoài tử cung: Bệnh chlamydia và lậu khiến trứng được thụ tinh dính vào mô bên ngoài tử cung. Phụ nữ mang thai ngoài tử cung sớm muộn cũng sẽ sảy, bị đe dọa tính mạng cũng như ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.