backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Chuyển giới nam sang nữ được thực hiện thế nào? Sau đó có kinh nguyệt không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 13/04/2023

Chuyển giới nam sang nữ được thực hiện thế nào? Sau đó có kinh nguyệt không?

Người chuyển giới nam sang nữ (còn gọi là transgirl/ transwoman/ MTF: Male-to-female) là những người có giới tính sinh học là nam nhưng bản dạng giới là nữ. Họ có suy nghĩ, hành vi giống phụ nữ và khát khao trở thành nữ giới.

Ngay từ nhỏ, rất nhiều transgirl đã có xu hướng thích mặc váy và diện đồ, chơi những trò chơi của con gái (nhảy dây, búp bê, thời trang…) và thích chơi với các bạn nam hơn bạn nữ. Ở độ tuổi dậy thì và trưởng thành, họ dễ dàng nhận ra mình có xu hướng thích đàn ông thay vì phụ nữ.

Việc xác định một ai đó có phải là người chuyển giới hay không không phụ thuộc vào ngoại hình hay can thiệp thủ thuật y khoa. Dù vậy, đa số người chuyển giới đều mong muốn thay đổi bản thân để sống đúng với bản dạng giới. Việc này thường bắt đầu bằng thay đổi cách thể hiện trong xã hội, sử dụng nội tiết tố hoặc phẫu thuật.

Quá trình chuyển giới nam sang nữ ở một người

Thể hiện bản thân theo khuôn mẫu giới

chuyển giới nam sang nữ

Một khi chấp nhận sống thực là mình, người chuyển giới nam sang nữ thường cố gắng thay đổi bản thân để trông nữ tính hơn. Chẳng hạn, trong cách giao tiếp và cư xử, họ thường nói giọng cao hơn, ăn nói nhẹ nhàng, đi lại uyển chuyển, hay vuốt tóc, quan tâm và chăm sóc người khác… hay trong ngoại hình, cách ăn mặc (để tóc dài, mặc đồ nữ như váy đầm, giày cao gót, triệt lông ở những vùng không mong muốn, tập trang điểm…).

Người chuyển giới cũng cố gắng tìm cơ hội để công khai giới tính với gia đình, người thân, mặc dù điều này khiến họ thường xuyên đối diện với những phản ứng vô cùng gay gắt. Thậm chí, nhiều gia đình cho rằng con cái bị bệnh tâm lý, hoặc đơn giản là đua đòi và dùng các biện pháp mạnh để bắt ép con phải quay lại giới tính sinh học mà gạt bỏ đi bản dạng giới.

>>> Đọc thêm: Cách quan hệ đồng tính nữ an toàn, không đau

Sử dụng nội tiết tố sinh dục

Liệu pháp nội tiết tố (hormone) được người chuyển giới sử dụng nhằm tạo ra những thay đổi về thể chất, thúc đẩy sự phù hợp giữa biểu hiện bên ngoài và đặc tính bên trong cơ thể.

Những người chuyển giới nam sang nữ chủ yếu bổ sung estrogen để có những đặc điểm giống nữ giới: tăng kích cỡ ngực, giảm khối lượng cơ, giúp cơ thể mềm mại và đầy đặn hơn, giọng nói cũng sẽ cao, nữ tính hơn, làm chậm sự phát triển của lông và râu, giảm khả năng cương dương và thể tích tinh hoàn… Việc thay đổi ít hay nhiều tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, di truyền, thời gian sử dụng…

Estrogen có thể gây ra một số tác dụng phụ, như dễ gây tăng cân, cảm xúc thiếu ổn định, các vấn đề về gan, tiểu đường, huyết áp, tim mạch… Do đó, uống/ tiêm hormone sinh dục cần được tư vấn, kê đơn và theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa. Việc người chuyển giới tự ý mua các sản phẩm hormone “trôi nổi” về tự tiêm hoặc nhờ bạn bè người quen tiêm hộ dẫn đến những hậu quả khó lường, gây tắc mạch, đột quỵ và tử vong.

Phẫu thuật chuyển giới nam sang nữ

chuyển giới nam sang nữ

Không phải người chuyển giới MTF nào cũng có mong muốn và cơ hội để thực hiện phẫu thuật chuyển giới nam thành nữ. Ngoài những lo ngại về sức khỏe, tâm lý, tài chính, thủ tục y tế thì sự khó khăn trong tìm kiếm việc làm sau phẫu thuật cũng là vấn đề khiến nhiều transgirl ngần ngại. Họ thà chấp nhận che giấu bản thân, ban ngày đi làm vẫn ăn mặc như đàn ông, cắt tóc ngắn, chỉ khi đi chơi buổi tối mới ăn mặc, trang điểm như con gái.

Chỉ những người thật sự sẵn sàng, vượt qua các bài kiểm tra tâm lý và cơ thể đã được bổ sung đủ lượng hormone để thuận lợi cho việc chuyển đổi mới có thể thực hiện can thiệp. Phẫu thuật chuyển giới nam thành nữ chủ yếu liên quan đến phẫu thuật tạo hình âm đạo, tức loại bỏ tinh hoàn và dương vật, sau đó tạo hình khoang âm đạo, môi lớn, môi bé sao cho trông tương tự với bộ phận sinh dục nữ nhất.

Trong quá trình tạo hình thành trong âm đạo , bác sĩ sẽ định hình dây thần kinh cảm giác cho bộ phận sinh dục của người chuyển giới. Đây là bước khó và quan trọng để quyết định mức độ cảm nhận tình dục về sau, cần được thực hiện khéo léo và chính xác.

>>> Đọc thêm: Người đồng tính nam quan hệ tình dục thế nào?

Ngoài ra, người chuyển giới nam sang nữ cũng có thể cân nhắc các loại phẫu thuật khác để có ngoại hình nữ tính hơn, bao gồm:

  • Phẫu thuật thu nhỏ yết hầu
  • Phẫu thuật nâng ngực
  • Phẫu thuật thẩm mỹ khuôn mặt để tạo ra những đường nét nữ tính hơn.

Chuyển giới nam sang nữ có quan hệ được không?

chuyển giới nam sang nữ

Người chuyển giới quan hệ có cảm giác không? Chuyển giới nam sang nữ vẫn có thể quan hệ tình dục và vẫn có khoái cảm như phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, trước khi quan hệ cần sử dụng thêm chất bôi trơn để hỗ trợ vì âm đạo sau tái tạo sẽ không tiết ra chất nhờn khi làm “chuyện ấy”.

Bên cạnh đó, các transgirl cũng cần chú ý việc nong âm đạo để tránh các phần thịt dính vào nhau và duy trì hình dạng của bộ phận sinh dục. Nếu không có đối tác lý tưởng, họ có thể phải thực hiện việc này trong suốt phần đời còn lại.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về những mối quan tâm liên quan đến người chuyển giới nữ thành nam qua bài viết: Quá trình chuyển giới nữ thành nam diễn ra thế nào?

Chuyển giới nam sang nữ có kinh nguyệt không?

chuyển giới nam sang nữ

Người chuyển giới nam sang nữ không có kinh nguyệt và cũng không có khả năng mang thai tự nhiên. Dù các bộ phận sinh dục bên ngoài trông tương tự nữ giới nhưng bên trong họ không có tử cung và buồng trứng nên không diễn ra chu kỳ kinh nguyệt.

Đối với người chuyển giới nam sang nữ hoặc nữ sang nam, quá trình tự nhận thức về bản dạng giới hay xác định “tôi là ai” là một hành trình vô cùng gian nan mà họ phải đối mặt từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành. Dù vậy, không ai có quyền ngăn bạn sống thật với chính mình. Hãy mạnh mẽ để gạt đi những lời chê bai, định kiến và hãy thật tỉnh táo để lựa chọn những phương thức an toàn khi chuyển đổi giới tính để có được hạnh phúc thật sự.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 13/04/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo