backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Những biến chứng trong tẩy lông bằng laser

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    Những biến chứng trong tẩy lông bằng laser

    Tẩy lông bằng tia laser là phương pháp  mang lại hiệu quả cao và lâu dài hơn so với nhiều phương pháp triệt lông khác. Tuy nhiên, bất kì cách thức nào cũng có những tác dụng phụ tác động trực tiếp đến chúng ta. Bạn nên nhớ, kết quả của liệu pháp tẩy lông phụ thuộc rất lớn vào cách chúng ta ngăn ngừa các tác dụng phụ. Vì thế, hãy cùng xem qua một số tác dụng phụ và biến chứng của phương pháp tẩy lông bằng laser để cân nhắc chọn lựa cho mình.

    Bạn có thể đau nhẹ khi tẩy lông bằng laser

    Trong khi tẩy lông bằng laser, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi đau. Tuy nhiên, so với các phương pháp tẩy lông khác như wax hay phương pháp điện phân (đưa kim nhỏ vào trong các nang lông và sử dụng điện để “niêm phong” chúng) thì phương pháp laser ít đau đớn hơn. Một số người mô tả cơn đau trong khi tẩy lông bằng laser giống như có một sợi thun đang bắn vào da. Vì vậy, để giảm thiểu sự đau đớn cho bệnh nhân, bác sĩ thường sẽ thử nghiệm laser trên một vùng da nhỏ để xác định chính xác cường độ laser cần dùng.

    Sưng và nổi mẩn đỏ

    Sưng và nổi mẩn đỏ là những tác dụng phụ thường gặp nhất của bất kỳ loại hình điều trị bằng laser nào. Ngoài ra, bạn có thể sẽ cảm thấy một chút đau tương tự như khi bị cháy nắng. Đó là những phản ứng bình thường của da khi tiếp xúc với tia laser. Tia laser sẽ đốt cháy nang lông, làm cho khu vực xung quanh đó nóng lên. Những dấu hiệu này thường sẽ biến mất trong một vài ngày.

    Để giảm thiểu tác dụng phụ này, nhiều phòng khám sẽ hỗ trợ bạn bằng các phương pháp làm mát sau điều trị, chẳng hạn như đưa không khí lạnh lên vùng da vừa điều trị. Không khí lạnh sẽ làm giảm sưng và mẩn đỏ bằng cách làm chậm sự lưu thông máu.

    Những thay đổi về màu da

    Tẩy lông bằng laser sử dụng các chùm ánh sáng để loại bỏ việc hình thành lông trên cơ thể. Khi da bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, nó sẽ sạm màu đi như cách da phản ứng khi gặp ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, sẽ chỉ có phần da tiếp xúc với ánh sáng mới xuất hiện các đốm sẫm màu. Trong một vài trường hợp, da bạn sẽ trở nên sáng màu hơn nếu các sắc tố da bị ánh sáng phá hủy. Sau vài tháng, các đốm sẫm màu này sẽ mờ dần đi. Trong thời gian ấy, bạn có thể trang điểm để che đi khuyết điểm này.

    Bạn có thể bị bỏng nhẹ nếu kỹ thuật viên không giỏi

    Nếu cường độ tia laser quá mạnh, da sẽ có nguy cơ bị rộp và bỏng sau điều trị. Tác dụng phụ này thường hiếm gặp nhưng đã từng xảy ra. Những người có làn da tối màu sẽ dễ bị rộp và bỏng hơn vì phương pháp tẩy lông bằng laser hoạt động bằng cách nhắm vào sắc tố của lông. Nếu bạn có màu da lẫn màu lông đều tối, sẽ rất khó để tia laser phân biệt và tránh tác động lên da bạn. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phải áp dụng laser với cường độ cao và do đó tăng nguy cơ rộp và bỏng. Vì vậy, bạn cần đến trung tâm thẩm mỹ uy tín, có bác sĩ tư vấn và tay nghề kỹ thuật viên cao để tránh tối đa biến chứng này.

    Bạn có thể tốn thời gian khoảng 1 giờ để tẩy lông bằng laser

    Mặc dù tốn thời gian không hẳn là một tác dụng phụ nhưng nếu bạn có ý định tẩy lông bằng laser, đây cũng là một yếu tố bạn cần xem xét. Nhiều người, đặc biệt là các bậc phụ huynh hay những ông bố bà mẹ đơn thân, rất ngại phải bỏ ra hơn một giờ đồng hồ cho một lần điều trị khi họ còn cần thời gian để chăm sóc con cái. Tẩy lông bằng laser cần có thời gian để chuẩn bị cũng như tiến hành. Bạn cần đảm bảo được những khoảng thời gian thoải mái nhất định để da hồi phục sau khi điều trị.

    Mặc dù có một số biến chứng như đã đề cập ở trên, tẩy lông bằng laser được xem là phương pháp hàng đầu trong lĩnh vực tẩy lông hiện nay. Nó mang lại hiệu quả cao hơn và lâu dài hơn so với những phương pháp khác. Nếu bạn muốn lựa chọn tẩy lông bằng laser, bạn nên thảo luận với bác sĩ da liễu để biết thêm thông tin trước khi quyết định.

  • Những sự thật về tẩy lông có thể bạn chưa biết
  • Tất tần tật về các phương pháp triệt lông
  • Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/11/2019

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo