backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bị lạnh chân vào mùa đông có sao không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 09/02/2021

    Bị lạnh chân vào mùa đông có sao không?

    Rất nhiều người bị lạnh chân vào mùa đông dù đã tìm nhiều cách giữ ấm đôi chân và cơ thể. Chân lạnh vào mùa đông có đáng lo ngại không? Làm cách nào để khắc phục?

    Hiện tượng bị lạnh chân vào mùa đông là gì?

    Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Khi đó, các mạch máu ở tay và chân co lại làm giảm lượng máu lưu thông. Từ đó, nhiệt lượng cũng giảm đi khiến bạn bị lạnh tay hoặc lạnh chân vào mùa đông. Nếu được ủ ấm, tay chân bạn sẽ ấm áp trở lại.

    Tuy nhiên nếu tình trạng tay chân lạnh vẫn kéo dài mặc dù đã được ủ ấm kỹ thì bạn nên lưu tâm. Đặc biệt, nếu chân bị lạnh kèm với triệu chứng da tái xanh thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lạnh tay chân và cần chữa trị kịp thời.

    Nguyên nhân bị lạnh chân vào mùa đông

    Thời tiết lạnh là nguyên nhân lớn nhất khiến hầu hết mọi người bị lạnh chân mùa đông. Trong vài trường hợp, chân bị lạnh vào mùa đông còn do những yếu tố liên quan đến sức khỏe, bao gồm:

    1. Hiện tượng Raynaud

    Hiện tương Raynaud xuất hiện ở một số người do khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc có tâm lý căng thẳng cao. Lúc đó, mạch máu sẽ bị hạn chế lưu thông, khiến cho các ngón tay chân bị lạnh cóng hoặc bị tê không còn cảm giác gì nữa.

    2. Tâm lý lo lắng và căng thẳng quá độ

    Triệu chứng rối loạn căng thẳng cấp tính

    Căng thẳng hay lo lắng cao độ cũng là nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Cơ thể của người thường xuyên lo lắng có một phản ứng khá tự nhiên là sản xuất ra hormon adrenaline, làm giảm lưu lượng máu đến các vùng ngoài cùng của cơ thể. Từ đó, dẫn đến hiện tượng bị tắc nghẽn mạch, không đủ nuôi dưỡng tế bào trên cơ thể, đặc biệt là ở phần tay và chân.

    3. Vấn đề tuần hoàn máu

    Những người gặp vấn đề tuần hoàn máu kém sẽ gặp khó khăn trong việc làm ấm cơ thể cũng như bàn tay, bàn chân. Điều này dễ xảy ra với người ít vận động và có thói quen hút thuốc lá.

    4. Thiếu máu

    Người bị thiếu máu cũng rất dễ bị lạnh chân vào mùa đông. Khi bị thiếu máu, cơ thể có quá ít tế bào hồng cầu. Lúc này, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn dinh dưỡng.

    5. Đái tháo đường

    Người bị đái tháo đường (tiểu đường) có lượng đường trong máu cao. Điều này khiến mạch mạch bị thu hẹp, giảm lượng máu cung cấp đến các tế bào. Không chỉ bị lạnh chân, người bệnh còn có các triệu chứng khác như: bị ngứa ran hoặc có cảm giác như bị kim châm, tê hoặc đau rát pử bàn chân và các ngón chân.

    6. Suy giáp

    Suy giáp xuất hiện do sự hoạt động kém ở tuyến giáp. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến nhịp tim, thân nhiệt và quá trình tuần hoàn máu. Dấu hiệu dễ thấy nhất là chân tay lạnh. Nghiêm trọng hơn, bệnh khiến cơ thể mệt mỏi và gặp một số vấn đề về trí nhớ.

    3 cách giữ ấm khi bị lạnh chân vào mùa đông

    Ngâm chân để không bị lạnh chân vào mùa đông

    Nếu hiện tượng bị lạnh chân vào mùa đông kéo dài, bạn cần được bác sĩ kiểm tra để chẩn đoán bệnh.  muốn tìm giải pháp khắc phục tại nhà, bạn hãy thử những cách sau:

    1. Đi tất và dép để “ủ ấm” bàn chân

    Đi tất là cách đơn giản nhất để “ủ ấm” bàn chân và làm ấm cơ thể. Ngoài ra, nếu sàn nhà không được trải thảm hoặc lắp đặt hệ thống sưởi thì bạn có thể tự trang bị cho mình đôi dép cách nhiệt.

    2. Ngâm chân bằng nước ấm

    Ngâm chân trong nước ấm trong khoảng thời gian 10 đến 15 phút sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và nhanh chóng làm ấm đôi chân. Bên cạnh đó, cách làm này còn giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

    3. Vận động cơ thể

    Để làm ấm cơ thể, chúng ta có thể làm một việc đơn giản nhất là vận động cơ thể bằng những động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, nhảy dây. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và bàn chân sẽ được giữ ấm suốt cả ngày.

    Hầu hết những trường hợp bị lạnh chân vào mùa đông đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu chân bị lạnh kéo dài dù đã dùng nhiều cách sưởi ấm, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và tìm cách can thiệp y tế kịp thời.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 09/02/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo