backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Lỗ tai bị sưng đau là do đâu? 6 nguyên nhân và cách xử trí

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 11/12/2023

    Lỗ tai bị sưng đau là do đâu? 6 nguyên nhân và cách xử trí

    Lỗ tai bị sưng đau có thể là do chất lỏng tích tụ ở các mô trong và xung quanh tai. Thông thường, tình trạng này là do các dạng nhiễm trùng tai hoặc chấn thương gây nên. Điều quan trọng là cần theo dõi các dấu hiệu bất thường khác và nhanh chóng đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

    Hiểu rõ một số nguyên nhân dẫn đến lỗ tai bị sưng đau cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng này tốt hơn. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

    Lỗ tai bị sưng đau do những nguyên nhân nào là chủ yếu?

    1. Vết bầm tím do chấn thương tai 

    Tai có nguồn cung cấp máu dồi dào, vì thế phản ứng chữa lành rất mạnh mẽ. Khi bị va đập hoặc chấn thương, tai sẽ bầm tím từ 6-8 giờ sau đó. Nếu tình trạng lỗ tai bị sưng đau và vết bầm tím kéo dài hơn thời gian này, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

    2. Viêm tai ngoài (tai của vận động viên bơi lội) 

    Viêm tai ngoài là tình trạng thường xảy ra với các vận động viên bơi lội vì việc tiếp xúc với nước thường xuyên có thể làm ống tai ngoài viêm nhiễm. Các triệu chứng của viêm tai ngoài bao gồm: 

  • Đau lỗ tai từ nhẹ đến nặng. 
  • Ngứa trong ống tai.
  • Sưng và đỏ xung quanh ống tai.
  • Dịch lỏng hoặc mủ chảy ra từ tai. 
  • Mất thính giác tạm thời hoặc ở một mức độ nhất định. 
  • lỗ tai bị sưng đau ở vận động viên bơi lội

    Khi được điều trị, lỗ tai bị đau và các triệu chứng khác sẽ hết trong vài ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp các triệu chứng của viêm tai ngoài kéo dài đến vài tháng hoặc lâu hơn. 

    3. Viêm mô tế bào làm lỗ tai bị sưng đau 

    Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, kể cả ống tai ngoài. Nó có thể phát triển trong trường hợp tai của vận động viên bơi lội hoặc do bất kỳ tác nhân kích ứng nào khác. Lỗ tai bị đau nhói và sưng đỏ. Thỉnh thoảng, người bệnh cũng có thể bị sốtớn lạnh khi có viêm mô tế bào. 

    4. Viêm cơ ức đòn chũm (gây viêm xương chũm) 

    Viêm xương chũm là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, ảnh hưởng đến xương chũm ở phía sau tai và thường phổ biến ở trẻ em. Nó thường phát triển sau nhiễm trùng tai, khi mà nhiễm trùng tai không được điều trị hiệu quả. 

    Một trong số những triệu chứng đáng chú ý của viêm cơ ức đòn chũm là lỗ tai bị sưng đau bên trong và phía sau tai lồi ra trước rõ rệt, có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường. Ngoài ra, viêm xương chũm cũng biểu hiện các dấu hiệu như chảy dịch tai, đỏ tai, đau lan sang thái dương và đầu, mất thính giác ở tai,…Các dấu hiệu cho thấy viêm xương chũm thường xuất hiện sau khi nhiễm trùng tai tái phát nhiều lần. 

    Bạn có thể xem thêm: Nổi hạch sau tai và đau: Nguyên nhân là gì? Có nguy hiểm không?

    5. Tụ máu não thất cũng là nguyên nhân làm lỗ tai bị sưng đau 

    lỗ tai bị sưng đau

    Tụ máu não thất là tình trạng máu tụ lại ở khu vực giữa sụn và da của tai ngoài, thường xảy ra sau chấn thương. Điều quan trọng là cần nhận biết và điều trị tụ máu não thất ngay lập tức bằng cách dẫn lưu vì nếu kéo dài, tụ máu não thất không chỉ làm lỗ tai bị sưng đau mà còn phá hủy sụn và gây biến dạng tai về sau. 

    6. Viêm đa màng đệm tái phát 

    Viêm đa màng đệm tái phát là một bệnh lý hiếm gặp, thường khởi phát bởi triệu chứng sưng và đau ở phần sụn ngoài tai, ở cả 2 bên tai. 

    Đây là bệnh lý thường ảnh hưởng trên nhiều bộ phận của cơ thể, chủ yếu là tác động làm thoái hóa các phần sụn trên cơ thể (tương tự như sụn tai) và có thể lan ra các phần mô thịt xung quanh. 

    2. Lỗ tai bị sưng đau phải làm sao? 

    Khi lỗ tai bị sưng đau gây khó chịu, bạn có thể tự làm giảm đau tại nhà bằng cách: 

  • Chườm đá và chườm nóng (thay phiên mỗi 20 phút) để làm giảm sưng và dịu bớt cơn đau. 
  • Uống các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau trong lỗ tai. 
  • Ngoài ra, để điều trị chuyên biệt cho các tình trạng gây sưng đau lỗ tai, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn: 

    • Thuốc nhỏ tai (có hoặc không có chứa kháng sinh). 
    • Thuốc kháng sinh đường uống hoặc với các trường hợp nhiễm trùng nặng hơn cần dùng kháng sinh đường truyền tĩnh mạch (IV). 
    • Các phương pháp để dẫn lưu hoặc hút hết dịch lỏng và cặn bã ra khỏi tai. 

    lỗ tai bị sưng đau phải làm gì

    3. Cách ngăn ngừa tình trạng lỗ tai bị sưng đau tái phát 

    Thực tế, việc ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng lỗ tai bị sưng đau là không thể, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng với các trường hợp nhiễm trùng tai như viêm tai ngoài, viêm tai giữa làm cho lỗ tai bị sưng đau, bạn có thể ngăn ngừa chúng bằng cách: 

    • Thực tế, ráy tai được kết cấu dễ dàng chảy ra và bạn chỉ cần dùng vải mềm lau sạch chúng. Không nên dùng tăm bông làm sạch ống tai. Điều này có thể làm tổn thương và gây viêm da ở tai hoặc đẩy ráy tai vào sâu bên trong hơn. 
    • Giữ cho tai của bạn luôn khô ráo, chẳng hạn như đội mũ hoặc đeo bịt tai bằng silicon (loại không gây kích ứng) khi bơi lội thường xuyên. 
    • Cố gắng không để xà phòng hoặc dầu gội đầu lọt vào ống tai của bạn. 
    • Sử dụng thuốc nhỏ tai (có chứa axit axetic) trước và sau khi bơi lội để ngăn ngừa nhiễm trùng tai. 
    • Cân nhắc dùng các loại thuốc hoặc dầu làm mềm ráy tai (được chỉ định bởi bác sĩ) để giúp ống tai thông thoáng hơn. 
    • Đi khám bác sĩ ngay hoặc tái khám nếu nhiễm trùng tai có dấu hiệu kháng lại thuốc kháng sinh. Mặc dù tình trạng này rất hiếm gặp, nhưng đôi lúc với tình trạng nhiễm trùng nặng, bác sĩ cần kê đơn thuốc kháng sinh uống bên cạnh thuốc nhỏ tai.   

    Lỗ tai bị sưng đau có thể do nhiều nguyên nhân và nếu không được điều trị kịp thời, rất có nguy cơ gây nên biến chứng lâu dài. Vì thế, nếu bị đau lỗ tai trái hoặc phải kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, hãy nhanh chóng đi khám bạn nhé! 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 11/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo