backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

3

Hỏi bác sĩ
Lưu

Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì (vị thành niên): kiểm tra nhanh 3 phút tại nhà

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung · Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Nguyễn Phan Thùy Ngân · Ngày cập nhật: 27/11/2023

    Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì (vị thành niên): kiểm tra nhanh 3 phút tại nhà

    Trầm cảm là một loại rối loạn tâm thần, tâm trạng thường gặp ở các thanh thiếu niên. Để kiểm tra bản thân có mắc bệnh không, bạn hãy thử test trầm cảm ở tuổi dậy thì nhanh nhất tại nhà với 3 phương pháp quiz hiệu quả: PHQ-9, Burns, Beck ngay!

    Trầm cảm ở tuổi vị thành niên là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng gây ra cảm giác buồn bã dai dẳng và thiếu hứng thú với các hoạt động. Nó ảnh hưởng đến cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, hành xử và có thể gây ra các ảnh hưởng về chức năng học tập, làm việc và các mối quan hệ xã hội . Dưới đây là 3 dạng bài test trầm cảm phổ biến: PHQ-9, Burns, Beck có thể giúp bạn đánh giá xem bản nhân có đang mắc trầm cảm hay không. 


    Các quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì dưới đây chỉ là những bài kiểm tra  sơ bộ nhằm sàng lọc và không phải là công cụ chẩn đoán bệnh trầm cảm. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn có khả năng bị trầm cảm thì nên tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia chăm sóc sức khỏe có chuyên môn nhé!

    Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì: Bộ câu hỏi đánh giá sức khỏe của bệnh nhân PHQ-9

    test trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Bộ câu hỏi PHQ-9 (Patient Health Questionnaires) được phát triển bởi các bác sĩ Spitzer, Williams, Kroenke và các đồng nghiệp nhằm tầm soát, đánh giá mức độ nặng của trầm cảm và theo dõi đáp ứng điều trị dành cho người từ đủ 12 tuổi trở lên.

    Phương pháp thực hiện 

    Trả lời 9 nhóm câu hỏi của bộ câu hỏi và ghi lại điểm số cao nhất bạn đã chọn trong mỗi nhóm. Số điểm cho mỗi đáp án được tính như sau:

    • Không ngày nào: 0 điểm
    • Vài ngày: 1 điểm
    • Hơn nửa số ngày: 2 điểm
    • Gần như mọi ngày: 3 điểm

    Ví dụ, với nhóm câu hỏi số 1: Nếu bạn chọn “Không ngày nào” cho câu 1a, được 0 điểm; “Vài ngày” cho câu 1b, được 1 điểm; “Gần như mọi ngày” cho câu 1c, được 3 điểm. Vì vậy, bạn ghi số điểm cao nhất (3) vào cột “Điểm” cho nhóm câu hỏi này. 

    Tổng các điểm của 9 nhóm câu hỏi được cộng lại và so sánh với mục “Kết quả” để xem liệu bạn có bị trầm cảm hay không, và mức độ trầm cảm của bạn là bao nhiêu.

    Bộ câu hỏi đánh giá sức khỏe của bệnh nhân  PHQ-9

    Trong thời gian hai tuần gần nhất vừa qua, có những vấn đề nào sau đây đã thường xuyên gây phiền phức cho bạn và ảnh hưởng đến mức độ nào?

    Câu 1

    1a. Khó chìm vào giấc ngủ

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    1b. Khó ngủ thẳng giấc

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    1c. Ngủ quá nhiều

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    Câu 2:

    Bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc có ít năng lượng:

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    Câu 3:

    3a. Chán ăn, giảm ngon miệng 

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    3b. Ăn quá nhiều

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    Câu 4:

    Ít muốn làm điều gì hoặc ít cảm thấy thích thú điều gì

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    Câu 5:

    5a. Cảm thấy chán nản, trầm buồn

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    5b. Cảm giác tuyệt vọng

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    Câu 6:

    6a. Suy nghĩ tiêu cực về bản thân

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    6b. Cảm thấy mình đã thất bại hoặc làm cho gia đình thất vọng

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    Câu 7: 

    Khó tập trung vào mọi thứ như đọc sách báo, xem tivi

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    Câu 8:

    8a. Vận động hoặc nói quá chậm đến nỗi người khác có thể nhận thấy được

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    8b. Quá bồn chồn hoặc đứng ngồi không yên đến nỗi phải đi đi lại lại nhiều

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    Câu 9: 

    9a. Có suy nghĩ chết đi sẽ tốt hơn

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    9b. Có suy nghĩ tự gây tổn thương cơ thể bản thân theo một cách nào đó

    • Không ngày nào
    • Vài ngày
    • Hơn nửa số ngày
    • Gần như mọi ngày

    Kết quả

    Tổng số điểm cao nhất sẽ là 27. Nếu kết quả cuối cùng nhỏ hơn 5 là không có dấu hiệu trầm cảm.

    • Khi bạn có từ 5-9 điểm: Bạn đang trải qua một giai đoạn trầm cảm nhẹ.
    • Với điểm số từ 10-14: Bạn đang trải qua một giai đoạn trầm cảm trung bình.
    • Khi đạt từ 15-19 điểm: Bạn đang trải qua một giai đoạn trầm cảm trung bình nặng.
    • Với điểm số trên 19: Bạn đang trải qua một giai đoạn trầm cảm nặng

    Điểm PHQ-9 ≥ 10 có độ nhạy 88% và độ đặc hiệu 88% đối với rối loạn trầm cảm chủ yếu.

    Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì: Bảng kiểm tra Burns 

    test trầm cảm

    Bác sĩ David D. Burns, một giảng viên tại Khoa Tâm thần học và Khoa học hành vi của Đại học Stanford, đã tiến hành nghiên cứu về Bảng kiểm tra trầm cảm Burns (Burns Depression Checklist) dành cho người từ đủ 13 tuổi trở lên.

    Nguyên tắc sử dụng bài test

    Để sử dụng bảng kiểm tra trầm cảm Burns, cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

    • Đánh giá trung thực dựa trên những cảm xúc kéo dài trong một khoảng thời gian đáng kể, không chỉ dựa trên những cảm xúc tức thời. Đánh giá dựa trên những cảm xúc kéo dài ít nhất 2 tuần, không chỉ dựa trên những cảm xúc trong một ngày hoặc vài ngày.
    • Đánh giá đúng mức độ cho những mục điểm thấp. Nếu bạn có số điểm là 1 (có chút chút) hoặc 2 (vừa vừa) cho một số mục, hãy đánh giá đúng mức độ thay vì tự động chuyển thành 0 (không có).

    Thang đo đánh giá mức độ

    • 0: Không có
    • 1: Có chút chút
    • 2: Vừa vừa
    • 3: Nhiều
    • 4: Rất nhiều

    Bảng kiểm tra trầm cảm Burns

    Hãy đánh giá các triệu chứng sau đây theo thang đo đánh giá mức độ từ 0-4 điểm và xem kết quả.

    1. Suy nghĩ và cảm xúc:
    1. Thường thấy buồn bã hoặc buồn như xuống tận đáy
    2. Cảm thấy không vui hoặc u ám
    3. Dễ khóc, dễ xúc động
    4. Cảm thấy chán nản
    5. Cảm thấy vô vọng
    6. Thấy mất lòng tự trọng
    7. Thấy mình vô dụng, kém cỏi
    8. Thấy tội lỗi và xấu hổ
    9. Tự chỉ trích và lên án bản thân
    10. Khó tự đưa ra quyết định
    1. Hoạt động và mối quan hệ
    1. Mất hứng thú với các mối quan hệ với gia đình bạn bè, đồng nghiệp
    2. Cảm thấy cô đơn
    3. Dành ít/ không dành thời gian cho gia đình, bạn bè
    4. Mất hết động lực
    5. Mất hứng thú trong mọi việc
    6. Né tránh công việc hoặc các hoạt động khác
    7. Mất đi niềm vui/ thoả mãn trong cuộc sống
    1. Triệu chứng về thể chất
    1. Mệt mỏi tột độ
    2. Khó ngủ/ ngủ quá nhiều
    3. Giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng
    4. Mất hứng thú với tình dục
    5. Tự lo lắng về sức khỏe bản thân
  • Ý định muốn tự làm hại bản thân và tự sát
    1. Có suy nghĩ đến ý định tự sát
    2. Muốn kết thúc cuộc sống
    3. Có ý nghĩ muốn tự làm hại bản thân

    Kết quả

    • Tổng điểm 0-5: Bạn không mắc trầm cảm.
    • Tổng điểm 6-10: Bạnh đang bình thường nhưng không vui.
    • Tổng điểm 11-25: Dấu hiệu bạn trầm cảm nhẹ.
    • Tổng điểm 26-50: Trầm cảm ở mức độ trung bình.
    • Tổng điểm 51-75: Trầm cảm nặng.
    • Tổng điểm 76-100: Mức độ trầm cảm nghiêm trọng.

    Lưu ý sau khi test trầm cảm Burns

    • Kết quả test trầm cảm ở tuổi dậy thì trên chưa phải là chẩn đoán cuối cùng, bạn nên chia sẻ cùng gia đình và bạn bè để được hỗ trợ.
    • Trong trường hợp bạn có số điểm khá cao ở mục D, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ và trò chuyện cùng các chuyên gia tâm lý ngay!

    Quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì: Bài kiểm tra Beck 

    Bác sĩ tâm thần Aaron Beck đã tạo ra thang đo trầm cảm Beck và đồng thời phát triển một phương pháp trị liệu tâm lý về nhận thức hành vi. Bài kiểm tra trầm cảm của Beck được thiết kế cho những người từ 13 tuổi trở lên nhằm tầm soát, đánh giá mức độ nặng của trầm cảm và theo dõi đáp ứng điều trị..

    Nguyên tắc sử dụng bài test

    • Bài test có 21 mục, hãy đọc kỹ và chọn câu trả lời phù hợp nhất với tình trạng của bạn trong hai tuần vừa qua, bao gồm cả hôm nay.
      • Mục 1-15: phản ánh nhận xét tiêu cực về bản thân, thế giới xung quanh và tương lai.
      • Mục 16-21: liên quan đến triệu chứng cơ thể: ức chế, chậm chạp, mệt mỏi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ,..
    • Mỗi câu trả lời tương ứng với một số điểm từ 0-3
    • Tổng điểm tối đa: 63 điểm (21 mục, mỗi mục tối đa 3 điểm).

    Bài kiểm tra trầm cảm Beck

    quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Câu hỏi 1:

    • Mức điểm 0: Không có cảm giác buồn bã.
    • Mức điểm 1: Tôi thấy buồn 
    • Mức điểm 2: Thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản và không thể thoát ra khỏi tình trạng đó.
    • Mức điểm 3: Cảm giác buồn bã sâu sắc, đau khổ và cảm thấy bất hạnh đến mức không thể chịu đựng được.

    Câu hỏi 2:

    • Mức điểm 0: Hoàn toàn không nản lòng, bi quan hoặc có suy nghĩ tiêu cực về tương lai.
    • Mức điểm 1: Có suy nghĩ tiêu cực và chán nản về tương lai.
    • Mức điểm 2: Không có kỳ vọng vào tương lai.
    • Mức điểm 3: Cảm thấy tương lai thật vô vọng và mọi việc không thể cải thiện được.

    Câu hỏi 3:

    • Mức điểm 0: Không cảm thấy mình thất bại.
    • Mức điểm 1: Cảm thấy bản thân thất bại  hơn người khác.
    • Mức điểm 2: Khi nhìn lại cuộc đời mình, tất cả những gì tôi có thể thấy là rất nhiều thất bại.
    • Mức điểm 3: Cảm thấy bản thân là người thất bại hoàn toàn.

    Câu hỏi 4:

    • Mức điểm 0: Thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại.
    • Mức điểm 1: Tôi không còn thích mọi thứ nhiều như trước nữa.
    • Mức điểm 2: Cảm thấy ít hứng thú với những điều mà bản thân trước đây yêu thích và không thỏa mãn với điều gì trong cuộc sống.
    • Mức điểm 3: Không hài lòng với mọi thứ, hoàn toàn mất hứng thú với tất cả các sở thích.

    Câu hỏi 5:

    • Mức điểm 0: Tin rằng bản thân không gây ra bất kỳ tội lỗi nghiêm trọng nào.
    • Mức điểm 1: Cảm thấy mình có lỗi về nhiều việc mình đã làm hoặc đáng lẽ phải làm.
    • Mức điểm 2: Hầu hết thời gian tôi cảm thấy khá tội lỗi.
    • Mức điểm 3: Lúc nào tôi cũng cảm thấy tội lỗi.

    Câu hỏi 6:

    • Mức điểm 0: Không có cảm giác rằng mình đang bị trừng phạt.
    • Mức điểm 1: Cảm thấy mình có thể đang bị trừng phạt vì những lỗi đã gây ra hoặc có cảm giác rằng sự xui xẻo và tệ hại sẽ đến với bản thân.
    • Mức điểm 2: Tôi mong muốn bị trừng phạt để thoát khỏi cảm giác tội lỗi và hối hận
    • Mức điểm 3: Tôi cảm thấy đang bị trừng phạt vì những lỗi lầm đã gây ra.

    Câu hỏi 7:

    • Mức điểm 0: Không có sự thay đổi và không cảm thấy thất vọng về bản thân.
    • Mức điểm 1: Cảm thấy mất lòng tin vào bản thân.
    • Mức điểm 2: Cảm thấy thất vọng về bản thân .
    • Mức điểm 3: Cảm thấy chán ghét bản thân sâu sắc.

    Câu hỏi 8:

    • Mức điểm 0: Không tự chỉ trích hoặc đổ lỗi cho bản thân.
    • Mức điểm 1: Tự chỉ trích bản thân nhiều hơn trước.
    • Mức điểm 2: Tự trách bản thân vì những lỗi đã gây ra.
    • Mức điểm 3: Tự  trách và chỉ trích bản thân về mọi điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống hoặc có xu hướng đổ lỗi cho bản thân với những sự không may.

    Câu hỏi 9:

    • Mức điểm 0: Không có ý định tự làm hại hoặc tự tử.
    • Mức điểm 1: Có ý định tự làm hại bản thân nhưng không thực hiện hoặc có ý nghĩ tự tử nhưng không thực hiện.
    • Mức điểm 2: Có mong muốn tự tử 
    • Mức điểm 3: Sẽ  tự tử nếu có cơ hội.

    Câu hỏi 10:

    • Mức điểm 0: Không thường hay khóc.
    • Mức điểm 1: Khóc nhiều hơn trước và trở nên nhạy cảm hơn.
    • Mức điểm 2: Dễ khóc và có thể khóc vì những điều nhỏ nhặt hoặc khóc thường xuyên và không kiểm soát được hành vi của mình.
    • Mức điểm 3: Thường xuyên muốn khóc nhưng không khóc được.

    Câu hỏi 11:

    • Mức điểm 0: Không căng thẳng hoặc lo lắng nhiều.
    • Mức điểm 1: Dễ cáu kỉnh hoặc lo lắng, căng thẳng, bồn chồn hơn bình thường.
    • Mức điểm 2: Luôn cáu kỉnh, bồn chồn và khó kiểm soát sự tức giận hoặc căng thẳng.
    • Mức điểm 3: Kích động, không thể kiểm soát sự tức giận và thường phải di chuyển liên tục hoặc làm gì đó để giải tỏa.

    Câu hỏi 12:

    • Mức điểm 0: Vẫn quan tâm đến mọi người và hoạt động yêu thích như trước.
    • Mức điểm 1: Ít quan tâm đến mọi người và môi trường xung quanh.
    • Mức điểm 2: Mất sự quan tâm đối với mọi thứ và người xung quanh, bao gồm người thân và bạn bè thân thiết.
    • Mức điểm 3: Thật khó để quan tâm hoặc hứng thú với bất cứ thứ gì.

    Câu hỏi 13:

    • Mức điểm 0: Dễ dàng và chính xác trong việc đưa ra quyết định.
    • Mức điểm 1: Khó khăn hơn trong việc đưa ra quyết định.
    • Mức điểm 2: Khó đưa ra quyết định ngay cả với những việc không quan trọng, thường cần sự hỗ trợ từ người xung quanh.
    • Mức điểm 3: Không thể đưa ra bất kỳ quyết định nào, ngay cả khi có sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè.

    Câu hỏi 14:

    • Mức điểm 0: Không cảm thấy mình vô giá trị hoặc vô dụng.
    • Mức điểm 1: Buồn vì cảm thấy thiếu hấp dẫn, cho rằng mình đã mất đi những giá trị và sự hữu ích đã có.
    • Mức điểm 2: Cảm thấy vô dụng hơn người xung quanh.
    • Mức điểm 3: Cho rằng mình xấu xí, ghê tởm và hoàn toàn vô giá trị.

    Câu hỏi 15:

    • Mức điểm 0: Vẫn khỏe mạnh và năng động như trước.
    • Mức điểm 1: Cần cố gắng để bắt đầu một công việc, cảm thấy mệt mỏi và uể oải thường xuyên hơn so với trước đây.
    • Mức điểm 2: Rất cố gắng để bắt đầu một công việc, không đủ năng lượng để làm nhiều việc như trước.
    • Mức điểm 3: Không còn đủ sức để hoàn thành bất kỳ công việc nào.

    Câu hỏi 16:

    • Mức điểm 0: Giấc ngủ không thay đổi so với trước.
    • Mức điểm 1: Ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn một chút so với trước đây.
    • Mức điểm 2: Ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn đáng kể so với trước đây.
    • Mức điểm 3: Ngủ liên tục trong nhiều giờ trong ngày hoặc ngủ rất ít, có giấc ngủ không ổn định và không sâu, dậy sớm hơn 1-2 tiếng và khó ngủ lại được.

    Câu hỏi 17:

    • Mức điểm 0: Không cảm thấy khó chịu, không dễ cáu kỉnh.
    • Mức điểm 1: Cảm thấy khó chịu hoặc dễ cáu kỉnh hơn trước.
    • Mức điểm 2: Mệt mỏi khi làm việc và không thể chịu đựng được áp lực, dễ tức giận hơn trước rất nhiều.
    • Mức điểm 3: Mệt mỏi một cách nghiêm trọng, không thể tiếp tục làm việc và có khả năng tức giận một cách không kiểm soát.

    Câu hỏi 18:

    • Mức điểm 0: Khả năng cảm nhận vị giác và thói quen ăn uống bình thường.
    • Mức điểm 1: Cảm nhận vị giác ngon hơn hoặc kém hơn so với trước đây.
    • Mức điểm 2: Cảm nhận vị giác tốt hơn đáng kể hoặc cảm thấy chán ăn rõ rệt so với trước.
    • Mức điểm 3: Luôn có cảm giác thèm ăn hoặc cảm thấy không muốn ăn bất cứ thứ gì.

    Câu hỏi 19:

    • Mức điểm 0: Không có sự thay đổi về cân nặng và vẫn giữ được khả năng tập trung như trước.
    • Mức điểm 1: Sụt cân trên 2 kg/ Khả năng tập trung kém hơn so với trước đây.
    • Mức điểm 2: Sụt cân trên 4 kg/ Không thể tập trung trong quá trình học tập và công việc.
    • Mức điểm 3: Sụt cân trên 6 kg.

    Câu hỏi 20:

    • Mức điểm 0: Không lo lắng về sức khỏe nhiều hơn/ Không cảm thấy mệt mỏi hơn so với trước.
    • Mức điểm 1: Dễ mệt mỏi/ Cảm thấy lo lắng về các triệu chứng cơ thể như táo bón, khó chịu ở dạ dày, đau vai gáy, đau đầu,…
    • Mức điểm 2: Luôn mệt mỏi khi làm mọi việc/ Lo lắng quá mức về sức khỏe.
    • Mức điểm 3: Quá mệt mỏi khi làm bất kỳ công việc nào/ Tập trung quá mức vào cảm giác trên cơ thể và lo lắng về sức khỏe.

    Câu hỏi 21:

    • Mức điểm 0: Không có sự thay đổi về ham muốn và hứng thú tình dục.
    • Mức điểm 1: Ít, giảm ham muốn tình dục so với trước đây.
    • Mức điểm 2: Rất ít khi có ham muốn tình dục.
    • Mức điểm 3: Mất hoàn toàn ham muốn tình dục.

    Kết quả

    • Tổng điểm dưới 14: không có biểu hiện trầm cảm.
    • Tổng điểm từ 14-19: có khả năng trầm cảm nhẹ.
    • Tổng điểm từ 20-29: có biểu hiện trầm cảm mức độ vừa.
    • Tổng điểm trên 30: có khả năng trầm cảm nặng.

    Bạn có thể xác định loại trầm cảm của bản thân như sau:

    • Với tổng điểm >14 và điểm chiếm ưu thế từ câu 1-15, có khả năng cao mắc trầm cảm nội sinh.
    • Với tổng điểm >14 và điểm chiếm ưu thế từ câu 16-21, có thể là biểu hiện của trầm cảm tâm căn hay trầm cảm cơ thể (do sang chấn, tổn thương tâm lý).

    Nên làm gì nếu kết quả cho thấy bạn bị trầm cảm?

    Nếu kết quả xác định rằng bạn có thể đang trải qua trạng thái trầm cảm, hãy tìm đến sự tư vấn và hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý, tâm thần để xác định chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bạn không cần lo lắng quá, vì đây là một bệnh có thể được cải thiện và điều trị hiệu quả. 

    Vì vậy, nếu kết quả khẳng định rằng bạn hoặc người thân đang mắc phải trầm cảm, bạn cần tuân thủ liệu trình điều trị để khỏi bệnh. Các chuyên gia có thể đề xuất sử dụng thuốc, áp dụng các phương pháp tâm lý hoặc kết hợp cả hai. 

    Bên cạnh sự hỗ trợ từ các chuyên gia, việc có sự ủng hộ và giúp đỡ từ người thân xung quanh cũng rất quan trọng để bạn có một lối sống lành mạnh và được hỗ trợ trong quá trình vượt qua trạng thái trầm cảm trong giai đoạn dậy thì.

    Chẩn đoán triệu chứng trầm cảm

    Khi nghi ngờ trầm cảm ở thanh thiếu niên, bác sĩ thường sẽ thực hiện các test trầm cảm ở tuổi dậy thì sau đây:

    • Bài kiểm tra thể chất: Bác sĩ có thể khám sức khỏe và hỏi những câu hỏi chuyên sâu về sức khỏe để xác định điều gì có thể gây ra trầm cảm. Trong một số trường hợp, trầm cảm có thể liên quan đến vấn đề sức khỏe thể chất tiềm ẩn.
    • Xét nghiệm: Bác sĩ có thể làm xét nghiệm máu gọi là công thức máu toàn bộ (huyết đồ) hoặc kiểm tra tuyến giáp của bạn để đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
    • Đánh giá tâm lý: Bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể nói chuyện với bạn về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi và có thể đưa ra một bảng câu hỏi. Những điều này sẽ giúp xác định chẩn đoán và kiểm tra các biến chứng liên quan.

    Trên đây là những quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tâm trạng hiện tại của mình. Nếu nhận ra bản thân có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, điều quan trọng là không nản lòng và tin rằng bạn hoàn toàn có khả năng vượt qua trạng thái tồi tệ này. Bạn xứng đáng nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ, sự kết hợp giữa tư vấn chuyên nghiệp cùng một môi trường hết mình ủng hộ đồng hành cùng bạn!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Dương Thị Thùy Dung

    Tâm thần · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Nguyễn Phan Thùy Ngân · Ngày cập nhật: 27/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo