backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Ung thư cổ tử cung

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi · Ung thư - Ung bướu · Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 29/11/2023

Ung thư cổ tử cung

Hiện nay, ung thư cổ tử cung được xếp vào nhóm bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ với tỷ lệ tử vong cao. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề sức khỏe này.

Trang bị kiến thức về bệnh ung thư cổ tử cung và các vấn đề xoay quanh có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh ngay từ đầu.

Tìm hiểu chung

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Theo các chuyên gia, đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới.

Cổ tử cung là bộ phận liên kết giữa âm đạo và thân tử cung. Khi những tế bào niêm mạc của bộ phận này đột biến, chúng sẽ nhanh chóng phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành nên các khối u tại đây. Tình trạng này gọi là ung thư cổ tử cung.

Nếu không được chữa trị kịp thời, vấn đề sức khỏe trên sẽ tạo ra hàng loạt gánh nặng bệnh tật không chỉ ảnh hưởng bản thân mà còn liên lụy đến gia đình và xã hội.

Các loại ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung được phân loại dựa trên loại tế bào nơi ung thư bắt đầu. Chúng bao gồm:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy. Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu ở những tế bào mỏng, phẳng, được gọi là tế bào vảy. Các tế bào vảy nằm ở phần bên ngoài của cổ tử cung.
  • Ung thư biểu mô tuyến. Loại ung thư cổ tử cung này bắt đầu trong các tế bào tuyến hình cột dọc theo ống cổ tử cung.

Khoảng 80% đến 90% ung thư cổ tử cung là ung thư biểu mô tế bào vảy, trong khi, chỉ 10% đến 20% là ung thư biểu mô tuyến.

Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

  • Giai đoạn I: Ung thư chỉ được tìm thấy ở cổ tử cung, không lan rộng và nhỏ.
  • Giai đoạn II: Ung thư đã lan ra ngoài cổ tử cung và tử cung nhưng chưa lan đến thành chậu (các mô nằm dọc phần cơ thể giữa hông) hoặc âm đạo.
  • Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến phần dưới của âm đạo và có thể lan đến thành chậu, niệu quản (ống dẫn nước tiểu) và các hạch bạch huyết gần đó.
  • Giai đoạn IV : Ung thư đã lan đến bàng quang, trực tràng hoặc di căn đến các bộ phận khác của cơ thể như xương hoặc phổi.

Triệu chứng

Những triệu chứng và dấu hiệu ung thư cổ tử cung là gì?

Ở giai đoạn đầu, phụ nữ bị ung thư hoặc tiền ung thư cổ tử cung hầu như không có biểu hiện rõ ràng. Thông thường, các triệu chứng bệnh chỉ xuất hiện khi khối u phát triển lớn hoặc ảnh hưởng đến một số chức năng trong cơ thể.

Các triệu chứng ung thư cổ tử cung có thể bao gồm:

  • Chảy máu bất thường từ âm đạo, chẳng hạn như chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ, chảy máu sau khi mãn kinh, chảy máu sau khi đi vệ sinh hoặc khám phụ khoa
  • Đau ở bụng dưới hoặc vùng chậu
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Tiết dịch âm đạo bất thường, chẳng hạn như dịch tiết âm đạo có lẫn máu và mùi hôi
  • Tiểu nhiều lần hoặc đau khi đi tiểu.

Đôi khi, những dấu hiệu ung thư cổ tử cung có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề như:

Do đó, nếu bạn bắt gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào như trên, hãy tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Đừng xem nhẹ và bỏ qua chúng vì điều này tạo cơ hội cho bệnh phát triển nghiêm trọng, đồng thời giảm hiệu quả điều trị sau này.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

bác sĩ trao đổi với bệnh nhân ung thư cổ tử cung

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh ở cổ tử cung phát triển những thay đổi nhân lên mất kiểm soát và trở thành tế bào ung thư. Các tế bào ung thư có thể xâm nhập và phá hủy các mô cơ thể khỏe mạnh. Theo thời gian, các tế bào này có thể vỡ ra và lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Thực tế, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân ung thư cổ tử cung đến từ đâu. Tuy nhiên, không ít nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa vấn đề sức khỏe này với tình trạng nhiễm trùng virus HPV.

Nhiều chủng virus HPV (virus u nhú ở người) đóng vai trò gây ra hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung. HPV là một bệnh nhiễm trùng phổ biến lây truyền qua quan hệ tình dục. Khi tiếp xúc với virus HPV, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường ngăn chặn virus gây hại và không xảy ra vấn đề gì. Tuy nhiên, ở một tỷ lệ nhỏ trường hợp, virus vẫn tồn tại trong nhiều năm và góp phần vào quá trình khiến một số tế bào cổ tử cung trở thành tế bào ung thư.

Theo thống kê, có ít nhất nhất 13 chủng HPV có khả năng dẫn đến căn bệnh nguy hiểm trên. Trong đó, phổ biến nhất là 2 chủng virus HPV 16 và HPV 18 (chiếm 70% trường hợp).

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

quan hệ không an toàn dẫn đến ung thư cổ tử cung

Bên cạnh nhiễm virus HPV, nguy cơ phát triển các tế bào đột biến ở cổ tử cung có thể tăng lên bởi một số yếu tố như sau:

  • Thói quen hút thuốc lá
  • Quan hệ tình dục từ sớm, quan hệ không an toàn hoặc quan hệ với nhiều người
  • Nhiễm chlamydia, lậu, giang mai hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Suy giảm hệ miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
  • Mẹ bầu sử dụng thuốc diethylstilbestrol trong thời gian mang thai làm tăng nguy cơ mắc bệnh của thai nhi trong tương lai
  • Thừa cân, béo phì
  • Sử dụng thuốc hoặc các biện pháp tránh thai lâu dài
  • Mang thai nhiều lần hoặc mang thai lần đầu dưới 17 tuổi
  • Di truyền.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán ung thư cổ tử cung?

Cách điều trị ung thư gan

Bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm Pap để tầm soát ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm Pap là xét nghiệm thu thập các tế bào từ cổ tử cung. Những tế bào này được kiểm tra các dấu hiệu tiền ung thư hoặc các bất thường khác.

Nếu xét nghiệm này phát hiện các tế bào bất thường, các chuyên gia sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để xác nhận chẩn đoán, chẳng hạn như:

  • Soi cổ tử cung: Bác sĩ sẽ đưa một kính nhỏ có độ phóng đại lớn hơn để quan sát cổ tử cung.
  • Bấm sinh thiết cổ tử cung: Bác sĩ sẽ lấy một mảnh nhỏ mô ở cổ tử cung để gửi xét nghiệm dưới kính hiển vi giúp tìm ra những tế bào và mô ác tính. Thủ thuật này nhanh, đơn giản, ít đau đớn nên không cần gây tê.
  • Sinh thiết khoét chóp: bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này với phương pháp gây tê hoặc gây mê để lấy một mẫu mô ở cổ tử cung hình nón và quan sát nó dưới kính hiển vi. Bạn có thể bị chảy máu âm đạo đến bốn tuần sau khi làm thủ thuật.

Nếu tìm thấy các khối u ở cổ tử cung, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của bệnh bằng cách:

  • Thăm khám cổ tử cung, tử cung, âm đạo, trực tràng và bàng quang cho bệnh ung thư. Bạn có thể được làm giảm đau khi thực hiện các thủ thuật này.
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra xương, thiếu máu và suy thận.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan), cộng hưởng từ (MRI), X-quang và chụp PET scan. Xét nghiệm bằng hình ảnh giúp bác sĩ xác định khối ung thư và xác định xem liệu các tế bào ung thư đã lan rộng chưa.

Các phương pháp dùng để điều trị ung thư cổ tử cung là gì?

Hiện nay, người bệnh có nhiều phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung để lựa chọn. Trong đó, phổ biến nhất vẫn là:

  • Phẫu thuật: thường được chỉ định là cách chữa ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu với các thủ thuật như:
    • Cắt bỏ cổ tử cung
    • Cắt rộng cổ tử cung
    • Cắt bỏ tử cung
    • Đoạn chậu
  • Xạ trị: sử dụng các tia phóng xạ để thu nhỏ khối u hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư, có thể tiến hành riêng biệt hoặc kết hợp với hóa trị và phẫu thuật
  • Hóa trị: có khả năng tiêu diệt số lượng lớn tế bào ung thư trong cơ thể nên thường áp dụng trong những trường hợp bệnh phát triển nghiêm trọng. Phương pháp này có thể tiến hành đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị để tăng hiệu quả điều trị ung thư cổ tử cung.
  • Liệu pháp trúng đích: sử dụng thuốc đặc hiệu để ngăn chặn quá trình tăng trưởng của các tế bào đột biến, thường kết hợp với thuốc hóa trị.

Tuy đem lại hiệu quả điều trị cao nhưng các phương pháp trên đều có thể kéo theo tác dụng phụ ngoài ý muốn, chẳng hạn như:

  • Mãn kinh sớm
  • Hẹp âm đạo
  • Tắc nghẽn hạch bạch huyết

Vì vậy, bạn nên thảo luận trước với bác sĩ để tìm ra giải pháp phù hợp và hiệu quả nhất.

Khắc cốt ghi tâm điều này nếu không muốn mắc ung thư cổ tử cung !

Tiên lượng

Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?

Ở những người mắc bệnh ung thư cổ tử cung được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm là trên 90%. Gần một nửa số bệnh ung thư cổ tử cung được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 58% nếu ung thư đã lan sang các mô hoặc cơ quan khác.

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

rách bao cao su

Bạn có thể phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này các biện pháp dưới đây, bao gồm:

  • Xét nghiệm Pap là cách tốt nhất để tìm tế bào thay đổi bất thường và test HPV giúp xác định loại virus HPV hiện diện ở cổ tử cung. Bạn phải thường xuyên làm xét nghiệm Pap theo quy định của bác sĩ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
  • Nếu bạn dưới 26 tuổi, hãy đảm bảo tiêm chủng ngừa HPV đầy đủ. Vắc xin sẽ bảo vệ bạn chống lại HPV 16 và HPV 18 – hai loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung.
  • Tránh bị nhiễm virus HPV bằng cách quan hệ tình dục an toàn, chẳng hạn như sử dụng bao cao su và hạn chế số lượng bạn tình.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi

Ung thư - Ung bướu · Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 29/11/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo