backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bạn biết gì về các xét nghiệm tầm soát ung thư xương?

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng · Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 17/03/2022

    Bạn biết gì về các xét nghiệm tầm soát ung thư xương?

    Trong tầm soát ung thư xương, các triệu chứng, khám thực thể, kết quả các chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh.

    Việc tầm soát ung thư xương chính xác thường phụ thuộc vào các thông tin kết hợp về xương bị ảnh hưởng và phần xương liên quan, hình ảnh của xương trên phim chụp X-quang và hình thái tế bào dưới kính hiển vi.

    Các bệnh khác như nhiễm trùng xương có thể có các triệu chứng và hình ảnh trên phim chụp tương tự như ung thư xương.

    Di căn xương cũng có thể trông giống như ung thư xương nguyên phát. Các khối u xương thường gây ra do ung thư lan đến xương từ một số phần khác của cơ thể. Đây là di căn xương. Di căn xương có thể có cùng dấu hiệu và triệu chứng như một khối u xương nguyên phát, do đó nhiều bác sĩ yêu cầu sinh thiết để chẩn đoán di căn xương. Sau đó, các di căn xương mới thường được chẩn đoán dựa trên chụp tia X và các xét nghiệm hình ảnh khác.

    Xét nghiệm hình ảnh

    X-quang

    Trong tầm soát ung thư xương, X-quang là phương pháp xét nghiệm phổ biến. Hầu hết các ung thư xương đều hiển thị trên phim chụp X-quang xương. Xương ở vị trí bị ung thư có thể trông “xù xì, lởm chởm” thay vì rắn. Ung thư cũng có thể xuất hiện như một cái lỗ trong xương. Đôi khi, bác sĩ có thể nhìn thấy một khối u xung quanh xương bị khuyết tật lan ra các mô gần đó (như cơ hoặc mô mỡ). Bác sĩ thường có thể nhận biết được khối u có ác tính hay không theo cách nó xuất hiện trên phim X-quang, nhưng chỉ có sinh thiết mới có thể khẳng định chắc chắn.

    Chụp X-quang ngực thường được thực hiện để xem ung thư xương có lan sang phổi hay không.

    Chụp cắt lớp vi tính (CT)

    Chụp CT rất hữu ích trong việc phát hiện ung thư. Phương pháp này giúp bác sĩ xác định nếu ung thư xương đã lan đến phổi, gan hoặc các cơ quan khác. Cách chụp này cho thấy các hạch bạch huyết và các cơ quan xa hơn có thể đã bị ung thư di căn.

    Chụp CT cũng có thể được sử dụng để đưa kim sinh thiết vào trong khối u. Cách này được gọi là sinh thiết kim hướng dẫn bằng CT. Đối với thử nghiệm này, bạn nằm trên bàn chụp CT trong khi bác sĩ chụp X-quang di chuyển kim sinh thiết về phía khối u. Chụp CT được lặp lại cho đến khi đầu kim nằm trong khối u.

    Chụp ảnh cộng hưởng từ (MRI)

    Chụp MRI thường là xét nghiệm tốt nhất trong tầm soát ung thư xương. Chúng rất hữu ích khi chụp ở não và tủy sống.

    Quét xương bằng hạt nhân phóng xạ

    Quét xương có thể cho thấy nếu ung thư lan sang các xương khác. Cách này có thể hiển thị các vùng di căn nhỏ hơn so với tia X thông thường. Việc quét xương cũng có thể cho thấy có bao nhiêu tổn thương do ung thư gây ra trong xương.

    Các khu vực của xương bị bệnh được nhìn thấy trên phim chụp xương là các vùng dày đặc, màu xám đến đen, được gọi là “các điểm nóng”. Những khu vực này gợi ý sự có mặt của ung thư, nhưng viêm khớp, nhiễm trùng hoặc các bệnh về xương khác cũng có thể gây ra các điểm nóng. Các xét nghiệm hình ảnh khác hoặc sinh thiết xương có thể cần thiết để biết nguyên nhân gây ra sự thay đổi.

    Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)

    PET sử dụng glucose (một dạng đường) gắn với một nguyên tử phóng xạ. Một máy ảnh đặc biệt có thể phát hiện phóng xạ. Các tế bào ung thư hấp thụ rất nhiều đường phóng xạ vì tỷ lệ trao đổi chất cao. Chụp PET có ích trong việc tìm kiếm ung thư trong toàn bộ cơ thể. Phương pháp này có thể cho biết một khối u là ung thư hay không phải ung thư (lành tính). Nó thường kết hợp với chụp CT để xác định một số loại ung thư hiệu quả hơn.

    Sinh thiết

    Sinh thiết là lấy một mảnh mô từ khối u để kiểm tra dưới kính hiển vi tại phòng thí nghiệm. Đây là cách duy nhất để biết một khối u là ung thư xương hay không.

    Nếu là ung thư, sinh thiết có thể cho bác sĩ biết đó là ung thư xương nguyên phát hoặc ung thư bắt đầu từ một nơi khác và lan đến xương (di căn). Nhiều loại mô và mẫu tế bào được sử dụng để chẩn đoán ung thư xương. Điều quan trọng là sinh thiết được thực hiện bởi một bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị các khối u xương.

    Các loại sinh thiết được thực hiện dựa trên khối u nhìn có lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư) và loại khối u nào có khả năng nhất (dựa trên tia X-quang, tuổi của bệnh nhân và vị trí của khối u). Một số loại khối u xương có thể được chẩn đoán từ mẫu sinh thiết kim, nhưng một số loại khác cần lấy mẫu lớn hơn (từ sinh thiết phẫu thuật).

    Cho dù bác sĩ phẫu thuật có kế hoạch loại bỏ toàn bộ khối u trong khi làm sinh thiết cũng sẽ ảnh hưởng đến loại sinh thiết được thực hiện. Đôi khi sinh thiết sai có thể gây khó khăn cho các bác sĩ phẫu thuật loại bỏ tất cả ung thư sau này mà không phải cắt bỏ tất cả hoặc một phần cánh tay hoặc chân có khối u. Sinh thiết cũng có thể làm ung thư lây lan.

    Sinh thiết bằng kim

    Có hai loại sinh thiết bằng kim: kim nhỏ và kim lớn. Đối với cả hai loại, một loại thuốc được sử dụng ngay lúc đầu để làm tê khu vực sinh thiết.

    Đối với chọc hút bằng kim nhỏ (FNA), bác sĩ sử dụng một cây kim rất mỏng và ống tiêm để lấy ra một lượng nhỏ dịch và một số tế bào từ khối u. Đôi khi, bác sĩ có thể chọc kim thẳng vào khối u bằng cách cảm nhận khối u nếu nó gần bề mặt của cơ thể. Nếu khối u nằm quá sâu, khó cảm nhận, bác sĩ có thể chọc kim theo định hướng chụp CT. Điều này được gọi là sinh thiết kim với định hướng CT và nó thường được thực hiện bởi một chuyên gia chụp X-quang.

    Với sinh thiết kim to, bác sĩ sử dụng một cây kim lớn hơn để loại bỏ một phần nhỏ của mô (đường kính khoảng 1,6mm và dài 13mm). Nhiều chuyên gia cảm thấy sinh thiết kim to tốt hơn so với kim nhỏ trong chẩn đoán ung thư xương nguyên phát.

    Sinh thiết xương với phẫu thuật

    Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật cần cắt xuyên qua da để tiếp cận với khối u và lấy một mảnh mô nhỏ. Cách này được gọi là sinh thiết rạch. Nếu toàn bộ khối u được lấy ra (không chỉ là một mảnh nhỏ), nó được gọi là sinh thiết cắt bỏ.

    Sinh thiết này thường được thực hiện với bệnh nhân gây mê toàn thân (thuốc sử dụng để đưa bạn vào giấc ngủ sâu). Một cách khác là chặn dây thần kinh để gây tê khu vực rộng lớn.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 17/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo