backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Giải đáp: Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

Thông tin kiểm chứng bởi: Tố Quyên


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 23/08/2023

    Giải đáp: Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

    Nước cam là thức uống yêu thích của nhiều người, đặc biệt trong lúc cảm cúm vì nhiều người cứ nghĩ việc bổ sung nước cam thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe mà không biết tác dụng phụ tiềm ẩn của nó. Vậy uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

    Cùng tìm giải đáp câu hỏi “uống nước cam mỗi ngày có tốt không” qua bài viết dưới đây!

    Lợi ích của việc uống nước cam

    Trước khi biết được “uống nước cam mỗi ngày có tốt không?”, bạn cần hiểu một số thành phần dinh dưỡng và lợi ích khi uống nước cam, cụ thể 100g nước cam cung cấp:

    • Năng lượng 45 calo
    • Đường 8,4 g
    • Protein 0,7g
    • Canxi 11 mg
    • Sắt 0,2 mg
    • Vitamin C 50 mg
    • Thiamin 0,09 mg
    • Riboflavin 0,03 mg
    • Niacin 0,4 mg
    • Vitamin A 200 IU
    • Kali 200 mg

    Chính nhờ các giá trị dinh dưỡng trên mà nước cam trở thành thức uống tốt mang lại nhiều lợi ích sức khỏe:

    • Hấp thụ sắt tốt hơn: Tiêu thụ vitamin C có trong cam sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể.
    • Ngừa đột quỵ: Cam có chứa hesperidin và kali, làm tăng tuần hoàn máu, ngăn ngừa các bệnh về mạch máu như đột quỵ.
    • Tăng cường hệ thống miễn dịch: Đặc tính chống viêm nhờ nguồn vitamin C dồi dào giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch.
    • Ngừa sỏi thận: Nghiên cứu của NIH cho thấy nước cam giúp bảo vệ và ngăn ngừa hình thành sỏi nếu ở hàm lượng đường cao.
    • Chống ung thư: Cam giàu chất chống oxy hóa, carotenoid và flavonoid, có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
    uống nước cam mỗi ngày có tốt không
    Uống nước cam nhiều có tốt không?

    Uống nước cam mỗi ngày có tốt không?

    Câu trả lời là KHÔNG, mặc dù nước cam có lợi cho sức khỏe nhờ giàu vitamin C, kali và các dưỡng chất khác, nhưng nước cam lại chứa nhiều đường, cũng như thiếu chất xơ có trong toàn bộ trái cây. Do đó, nếu uống quá nhiều nước cam mỗi ngày có thể dẫn đến nguy cơ tăng cân và tăng lượng đường trong máu.

    Ngoài ra, uống nước cam thường xuyên còn ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng, do axit trong nước cam có thể gây bào mòn men răng.

    Thêm nữa, theo báo cáo của PubMed, nước cam có chứa một lượng kali đáng kể, nếu uống quá nhiều nước cam mỗi ngày có thể dẫn đến tăng kali máu (nồng độ kali trong máu cao hơn bình thường) ở mức độ nghiêm trọng.

    Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo những người bị viêm loét dạ dày hay tá tràng nên hạn chế uống nước cam, tránh làm tăng axit dạ dày, làm trầm trọng hơn tình trạng viêm loét dạ dày.

    uống nhiều nước cam có tốt không
    Giải đáp: uống nhiều nước cam có tốt không?

    Uống nước cam thế nào cho tốt?

    Bên cạnh thắc mắc uống nước cam mỗi ngày có tốt không, bạn nên lưu ý lượng nước và thời điểm uống phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn:

    • Lượng nước cam nên uống:
      • Người trưởng thành: Chỉ nên uống 1 cốc nước cam 200ml/ngày, đáp ứng 60mg vitamin C cho cơ thể cần trong 1 ngày.
      • Đối với phụ nữ mang thai, bạn cần 80mg vitamin C trong ngày, tuy nhiên nên chia ra lượng nhỏ ra uống trong ngày.
      • Đối với trẻ em, chỉ uống 1/2 quả cam mỗi ngày là đáp ứng đủ.
  • Không uống khi đói: Lúc này axit trong dạ dày kèm axit của nước cam làm tăng cơn đau dạ dày, lâu dài dẫn đến viêm loét dạ dày.
  • Không uống sau khi ăn no: Có thể khiến chướng bụng, khó tiêu, vì đường trong cam ức chế quá trình tiêu hóa thức ăn trước đó.
  • Không uống chung cam với sữa: Việc kết hợp protein của sữa và axit tartaric, vitamin C của cam sẽ làm chướng bụng, tiêu chảy.
  • Không uống buổi tối trước giờ ngủ: Nước cam lợi tiểu, gây tiểu đêm mất ngủ; đồng thời axit của nước cam còn làm hỏng men răng.
  • Nên súc miệng bằng nước lọc sau khi uống nước cam để loại bỏ axit khỏi răng, ngừa mòn men răng.
  • Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp “uống nước cam mỗi ngày có tốt không?”, để có thể chú ý cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh hàng ngày, đảm bảo sức khỏe của chính bạn và người thân!

    Bạn có thể quan tâm:

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Thông tin kiểm chứng bởi:

    Tố Quyên


    Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 23/08/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo