1. Vì sao nhiều người sử dụng thuốc để kiềm chế cơn đau?
Theo thống kê của Bộ Y tế, số người mắc bệnh xương khớp tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Tuy nhiên, hầu hết người bị đau khớp thường có xu hướng chịu đựng và chống chọi với cơn đau mà không có ý định tìm đến các phòng khám chuyên khoa.
Khi cơn đau kéo dài, người bệnh lại nghĩ đến việc uống thuốc giảm đau có thể qua nhiều hình thức khác nhau như qua đường uống, tiêm chích, thuốc bôi, cao dán…Một số loại thuốc giảm đau thường thấy có thể kể đến:
- Paracetamol
- Thuốc kháng viêm (aspirin, ibuprofen…)
- Chất bổ sung hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp: glucosamine sulfate và chondroitin sulfate
Chỉ với một vài liều thuốc đơn giản dễ mua ở bất kỳ nhà thuốc nào là bạn có thể dễ dàng chế ngự cơn đau tức thời. Nhiều báo cáo nghiên cứu về sức khỏe đã chỉ ra rằng các loại thuốc hay thảo dược thiên nhiên không có khả năng loại bỏ vấn đề gốc rễ của các cơn đau của bệnh lý xương khớp do dây thần kinh bị chèn ép,. Nguyên do gây đau thật sự vẫn còn tồn tại, vì chúng hoàn toàn không thể tác động vào mô cơ và dây thần kinh. Thay vào đó, chúng chỉ mang đến cảm giác “lành bệnh” tức thời. Nhưng nhiều bệnh nhân tại Việt Nam hiện nay vẫn tin dùng bởi nhiều lý do như: giá thành rẻ, dễ tìm mua và đặc biệt là giảm đau ngay lập tức.

2. Thuốc giảm đau ảnh hưởng như thế nào đối với sức khỏe?
Nếu dùng thuốc trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến một số rủi ro ngoài ý muốn cho sức khỏe. Kể cả những loại dược liệu được đánh giá tương đối lành tính vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi cơ thể hấp thụ quá nhiều. Một số tác dụng phụ dễ gặp phải khi uống thuốc giảm đau:
- Táo bón
- Buồn ngủ
- Chóng mặt
- Đau dạ dày
- Ù tai
- Ngứa da hoặc phát ban
- Khô miệng
Nghiêm trọng hơn, nếu bạn sử dụng thuốc trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng bị lờn thuốc khi uống thuốc, chích thuốc giảm đau. Một số hoạt chất trong thuốc ngấm vào cơ thể lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan nội tạng (dạ dày, tim, gan, phổi, thận), gây tăng huyết áp và có thể dẫn đến loãng xương.